Hình thức nuôi chó, mèo thả rông còn khá phổ biến tại các địa phương, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước không ít trường hợp người dân, đặc biệt là trẻ em bị chó nhà cắn gây thương tích, thậm chí dẫn đến tử vong...Vậy nếu cho cắn người, thì ai phải bồi thường thiệt hại?
Mục lục bài viết
1. Quy định về hoạt động nuôi chó và hướng xử lý khi có hành vi vi phạm:
Hoạt động phòng, chống bệnh dại ở động vật đòi hỏi việc các Chủ nuôi chó phải thực hiện việc đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh; Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt; Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y ; Không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
Tại phụ lục 15 Hướng dẫn phòng, chống bệnh dại động vật được ban hành kèm theo
“2.1. Đối với chủ nuôi chó, mèo (gọi chung là chủ vật nuôi):
a) Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư;
b) Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt;
c) Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh;
d) Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
đ) Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, nếu chó thả rông cắn người đi đường thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và hậu quả thực tế mà chủ sở hữu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó chủ sở hữu chó thả rông cắn người còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự. Cụ thể như sau:
Tại Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y quy định:
“Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây: a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng; b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng”.
Ngoài ra Điều 5 Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác; c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng”.
Theo đó hành vi thả rông động vật trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
2. Trách nhiệm bồi thường dân sự khi có thiệt hại xảy ra:
Điều 603 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:
“Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.
Tóm lại, thiệt hại khi bị chó cắn thì những người sau đây phải đền bù cho người bị chó cắn: Chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường khi con chó của mình cắn người khác. Người thứ ba có lỗi, thực hiện các hành vi ví dụ như: khiêu khích hay trêu chọc chó,… thì trong trường hợp này người có lỗi phải bồi thường cho người bị chó cắn nếu hành vi khiêu khích, trêu chọc của người thứ ba làm cho chó cắn người khác. Nếu cả chủ của con chó và người thứ ba cùng có lỗi thì phải liên đới trách nhiệm để cùng nhau bồi thường cho người bị chó cắn.
Khi chó thả rông cắn người khác thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường cho sức khỏe của người bị chó cắn. Theo đó, Điều 590
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Vậy mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau, nếu không thể thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
3. Trách nhiệm hình sự do vật nuôi gây ra:
Việc để vật nuôi gây thương tích cho người khác hay gây ra hậu quả chết người thì dù nằm ngoài mong muốn của chủ sở hữu, tuy nhiên chủ nuôi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự do lỗi vô ý của mình gây ra.
Tại Điều 138 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định như sau:“1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”
Tại Điều 128 của
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.
Trong trường hợp chủ sở hữu vật nuôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngoài chịu trách nhiệm hình sự thì còn phải bồi thường dân sự cho người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 590
Còn đối với trường hợp chủ sở hữu vật nuôi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người thì ngoài trách nhiệm hình sự, chủ sở hữu vật nuôi phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình người bị thiệt mạng theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 về việc bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Theo đó:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.