Khi bị tai nạn lao động người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. Để hỗ trợ người lao động, ngoài tiền bồi thường và chi phí điều trị do người sử dụng lao động chi trả, lao động bị tai nạn lao động còn được nhận trợ cấp từ việc tham gia bảo hiểm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn lao động?
- 2 2. Quy định của pháp luật về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
- 3 3. Các loại trợ cấp tai nạn lao động:
- 3.1 3.1.Trợ cấp 1 lần tai nạn lao động:
- 3.2 3.2. Trợ cấp hàng tháng tai nạn lao động:
- 3.3 3.3. Trợ cấp 1 lần khi đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà ra nước ngoài định cư:
- 3.4 3.4. Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
- 3.5 3.5. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:
- 3.6 3.6. Trợ cấp phục vụ:
- 3.7 3.7. Trợ cấp một lần khi chết:
1. Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn lao động?
Nguyên nhân Vấn đề tai nạn lao động từ trước đến nay luôn là một vấn đề mà người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt quan tâm. Đặc biệt là đối với những người lao động tham gia trong các ngành nghề xây dựng, công trình , các ngành nghề nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.
Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động là do doanh nghiệp, người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), trang cấp phương tiện bảo vệ các nhân không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng cho người lao động; người lao động không chấp hành nội quy, quy trình làm việc an toàn. Hầu hết, các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chủ yếu xảy ra ở các ngành, nghề có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại như khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng, điện, sản xuất công nghiệp.
Ngoài ra cũng cần đề cập đến vấn đề công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh lao động mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao. Một số chính quyền địa phương chưa thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện còn ít so với số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm. Việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tốt. Có những doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu, cơ sở vật chất xuống cấp nhưng thiếu sự đầu tư nâng cấp; công tác vệ sinh lao động chưa được quan tâm đúng mức.
Để giảm thiểu được chế độ tai nạn lao động thì ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp, người dân được nâng lên. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh, trong số đó có nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ hơn tác động của công tác an toàn vệ sinh lao động đến năng suất, chất lượng sản phẩm nên đã quan tâm tới việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động , xây dựng văn hóa an toàn nơi làm việc.
2. Quy định của pháp luật về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
Theo quy định của
Điều 43: Điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động (Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy dựa trên quy định trên người lao động sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động khi mà người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc tại doanh nghiệp, các xưởng,.. Cũng có thể là ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi người lao động thực hiện một công việc nào đó theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Người lao động khi cũng được thanh toàn tiền tai nạn lao động khi người đó đang đi trên tuyến đường/ đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và trên tuyến đường hợp lý . Ngoài ra người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động theo khoản 1 điều 43 của
3. Các loại trợ cấp tai nạn lao động:
3.1.Trợ cấp 1 lần tai nạn lao động:
Theo Điều 48 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định cụ thể như sau:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần
Theo Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định cách tính trợ cấp 1 lần như sau
Mức trợ cấp một lần | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
| = | {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} | + | {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
3.2. Trợ cấp hàng tháng tai nạn lao động:
Mức trợ cấp hằng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Trong đó:
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ: Ông Bình trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 5 năm 2019. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông Bình được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông Bình có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2019 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông Bình thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
– Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 – 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 – 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
– Mức trợ cấp hằng tháng của ông Bình là:
580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).
3.3. Trợ cấp 1 lần khi đang hưởng trợ cấp hàng tháng mà ra nước ngoài định cư:
Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.
Mức trợ cấp 1 lần = 3 x Mức trợ cấp đang hưởng.
Ví dụ: Bà Hoa đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2017 là 6.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2019 bà A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 6.000.000 đồng = 18.000.000 đồng.
3.4. Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Người bị tai nạn lao động mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.
Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư này về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
3.5. Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:
Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở
Trong đó: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sau điều trị mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 – 10 ngày:
– Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%;
– Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.
3.6. Trợ cấp phục vụ:
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 49 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = Mức lương cơ sở
Đây là khoản phụ cấp tăng thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng nêu trên.
3.7. Trợ cấp một lần khi chết:
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
(Áp dụng cho thân nhân của người bị tai nạn lao động chết)
Mức trợ cấp 1 lần = 36 x Mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết
Ngoài ra, nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thân nhân của người lao động còn được hưởng chế độ tử tuất theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành:
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động;
Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động;
Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Như vậy các trường hợp được coi là tai nạn lao động tùy theo từng mức độ người lao động thì sẽ có cách chế độ tai nạn lao động riêng. Phần trợ cấp này của chế độ bảo hiểm xã hội do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm hoặc mất do giảm hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động.