Khi quay lại công ty cũ làm việc, người lao động có phải thử việc không? Những trường hợp không phải thử việc theo quy định của Luật lao động.
Việc chấm dứt
Mục lục bài viết
1. Khái niệm thử việc
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24
2. Thời gian thử việc
Người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thỏa thuận với nhau về thời gian thử việc dựa vào tính chất và mức độ phức tạp, yêu cầu của công việc, tuy nhiên người lao động chỉ được thử việc trong một khoảng thời gian nhất định theo được quy định tại Điều 25
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 30 ngày nếu công việc đó có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật là trung cấp, thử việc cho chức danh nhân viên nghiệp vụ hoặc công nhân kỹ thuật;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 60 ngày nếu công việc đó có chức danh nghề nghiệp yêu cầu người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 180 ngày nếu thử việc vào vị trí là người quản lý của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp mình;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác ngoài các công việc đã nêu trên.
Thời gian thử việc nêu trên áp dụng cho một lần thử việc cho một công việc thì theo quy định thì mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần cho một công việc.
Theo quy định nêu trên về thời gian thử việc thì Bộ luật lao động năm 2019 không nêu rõ thời gian 06 ngày, 30 ngày, 60 ngày hay 180 ngày có bao gồm thời gian nghỉ lễ hay không. Tuy nhiên ta hiểu về mặt ngôn từ và nguyên tắc, luật không ghi rõ là ngày làm việc cho nên những ngày thử việc này được hiểu là tính cả ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần.
3. Có phải thử việc khi quay lại công ty cũ làm việc
Theo quy định về thời gian thử việc và khái niệm nêu trên ta có thể thấy pháp luật quy định rõ chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc. Do vậy nếu người lao động quay lại công ty cũ và làm công việc như lần trước thì hai bên không được ký kết
Quá trình thử việc, quyền và nghĩa vụ của các bên ở lần giao kết hợp đồng thứ hai này được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về thử việc tương tự như lần thử việc cho quá trình ký kết hợp đồng lao động lần đầu.
4. Nội dung của hợp đồng thử việc
Nội dung của hợp đồng thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau để thống nhất các nội dung, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung cơ bản, chủ yếu của một hợp đồng thử việc hoặc của nội dung thử việc trong hợp đồng lao động nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Theo đó hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có quy định về thử việc sẽ bao gồm chủ yếu là các nội dung sau:
+ Thông tin về người sử dụng lao động bao gồm: Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; thông tin về họ và tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật đứng ra thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc với người lao động;
+ Thông tin về người lao động bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú (có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú), giới tính, số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số Hộ chiếu;
+ Thời gian của quá trình thử việc; các quy định, thỏa thuận về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động;
+ Quy định về công việc, chức vụ, chức danh người lao động phải làm và địa điểm làm công việc đó của người lao động;
+ Các vấn đề về tiền lương của người lao động bao gồm: mức lương được xác định dựa trên chức danh hoặc dựa trên công việc, thời hạn trả lương thử việc, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có).
Căn cứ quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019, trong quá trình thử việc thì tiền lương của người lao động sẽ do hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhưng mức tối thiểu sẽ phải bằng 85% so với mức lương của công việc đó khi người lao động làm việc chính thức.
+ Các quy định về trang bị bảo hộ lao động được áp dụng trong quá trình làm việc của người lao động.
5. Tiền lương trong quá trình thử việc
– Tiền lương của người lao động trong quá trình thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau tuy nhiên mức thấp nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
– Trong những ngày lễ, tết người lao động thử việc cũng sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng nguyên lương vào những ngày này.
Theo giải thích về khái niệm người lao động tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 thì đây là những người đang làm việc cho người sử dụng lao động dựa trên thỏa thuận, họ được trả lương và phải chịu sự điều hành, quản lý, giám sát của người sử dụng lao động đó. Mà người trong quá trình thử việc cũng làm việc dựa trên sự thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, cũng được trả lương và cũng phải chịu sự điều hành, quản lý, giám sát của người sử dụng lao động cho nên cũng được xác định là người lao động.
Đồng thời theo quy định nêu trên thì người lao động sẽ được hưởng nguyên lương cho nên người trong quá trình thử việc cũng được hưởng nguyên lương thử việc của mình trong những ngày nghỉ lễ, tết.
6. Kết thúc thời gian thử việc
Khi kết thúc thời gian thử việc, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên được quy định như sau:
– Đối với người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm về việc thông báo đánh giá kết quả thử việc cho người lao động biết ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc. Việc thông báo về kết quả thử việc không bắt buộc bằng một hình thức cụ thể mà người sử dụng lao động có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thông báo bằng lời nói, văn bản, email, tin nhắn…
Kết quả của quá trình thử việc sẽ được đánh giá, xếp loại dựa trên các tiêu chí do người sử dụng lao động đưa ra và đã thỏa thuận với người lao động từ ban đầu. Theo đó:
– Trường hợp người lao động kết thúc thời gian thử việc mà có kết quả là đạt yêu cầu thì giải quyết như sau:
+ Nếu trước đây hai bên ký kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đó.
+ Nếu trước đây hai bên ký kết hợp đồng thử việc thì bây giờ người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành việc giao kết
– Trường hợp người lao động kết thúc thời gian thử việc có kết quả không đạt yêu cầu thì giải quyết như sau: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc trước đây đã được giao kết giữa các bên sẽ mặc nhiên chấm dứt hiệu lực. Các bên không thể tiếp tục thử việc cho chính công việc đó nếu đã vượt quá số ngày tối đa theo quy định.
7. Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong thời gian thử việc
Người lao động trong quá trình thử việc cũng có các quyền và nghĩa vụ tương tự như người lao động khi giao kết hợp đồng lao động chính thức được quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2019, cụ thể như sau:
7.1. Quyền lợi của người lao động trong thời gian thử việc:
– Được hưởng mức lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề của bản thân dựa trên cơ sở là sự thỏa thuận với người sử dụng lao động;
– Trong quá trình làm việc được áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
– Được người sử dụng lao động chỉ dẫn, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp trong quá trình thử việc; không bị cưỡng bức lao động, phân biệt đối xử hay quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Có quyền đình công;
– Nếu nhận thấy việc làm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng trong quá trình thực hiện công việc thì có quyền từ chối làm việc;
– Được nghỉ theo chế độ, quy định của luật và được hưởng phúc lợi tập thể nếu có;
– Có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước;
– Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.
7.2. Nghĩa vụ của người lao động trong thời gian thử việc:
– Phải chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, nội quy lao động đồng thời tuân theo sự chỉ đạo, quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
– Thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động;
– Đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.