Trường hợp nào công chức được phép từ chức? Trường hợp nào công chức không được phép từ chức? Các chế độ chính sách của Nhà nước đối với công chức từ chức?
Công chức làm việc trong các đơn vị, cơ quan nhà nước được đảm bảo các điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ, cống hiến cho xã hội một cách ổn định lâu dài. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan khiến công chức không gắn bó được dài lâu, họ phải thôi giữ chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Theo đó, với các trường hợp công chức được từ chức họ sẽ được hưởng những chế độ quyền lợi gì?
Mục lục bài viết
1. Công chức là gì? Từ chức là gì?
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Quyền của công chức khi làm việc trong cơ quan Nhà nước
Căn cứ theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 thì công chức được đảm bảo các quyền lợi như sau:
1.Được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
– Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
– Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
– Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
2. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
– Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi: Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
4. Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp công chức được từ chức
Căn cứ Theo Điều 54 của Luật cán bộ, công chức 2008 và được hướng dẫn bởi Mục 6 Chương III Nghị định 138/2020/NĐ-CP, thì công chức có thể từ chức trong một số trường hợp sau:
“Điều 54. Từ chức hoặc miễn nhiệm đối với công chức
1. Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không đủ sức khỏe;
b) Không đủ năng lực, uy tín;
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ;
d) Vì lý do khác.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm được bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo hoặc nghỉ hưu, thôi việc.
3. Công chức lãnh đạo, quản lý xin từ chức hoặc miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý cho từ chức hoặc miễn nhiệm vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục xem xét, quyết định việc từ chức hoặc miễn nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”
Khoản 1 Điều 65 Nghị định số 138/2020/NĐ-Cp ngày 27/11/2020 quy định về các trường hợp xem xét từ chức đối với công chức như sau:
“Điều 65. Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.”
Các trường hợp công chức không được từ chức:
– Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
– Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về các trường hợp công chức được và không được từ chức. Độc giả quan tâm có thể tham khảo bài viết Khi nào công chức bị buộc thôi việc?.
Công chức đang trong nhiệm kỳ cảm thấy mình không còn đủ năng lực, sức khỏe để tiếp tục công tác. Họ có thể gửi đơn từ chức đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét. Nếu được chấp thuận thì họ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định;
Hồ sơ từ chức bao gồm:
1.
2. Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
3. Biên bản hội nghị và
Quy trình xem xét cho từ chức:
– Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
– Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Lưu ý: Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì công chức có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Các chế độ, chính sách công chức xin từ chức
Điều 68 Nghị định số 138/2020/NĐ-Cp ngày 27/11/2020 quy định về chế độ, chính sách đối với công chức từ chức như sau:
– Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
– Sau khi từ chức nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
Theo quy định của pháp luật hiện hành công thức tính phụ cấp chức vụ như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Lương cơ sở x hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng.
Trong đó: Mức lương cơ sở hiện tại được áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng;
Hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng được quy định cụ thể cho từng đối tượng tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Ở cơ quan tôi, có trường hợp (đang bị cơ quan xem xét kỷ luật) làm đơn xin từ chức, nhưng không được cấp trên xem xét. Vậy xin được hỏi những trường hợp nào thì được từ chức và không được từ chức?
Luật sư tư vấn:
Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 260-QĐ/TƯ ngày 2-10-2009 về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. Quy định này áp dụng cho những người được bổ nhiệm hoặc được bầu giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp.
Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:
– Cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý.
– Cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khỏe.
– Cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
– Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.
Việc cho cán bộ từ chức do người đứng đầu quyết định, sau khi tham khảo ý kiến các thành viên lãnh đạo khác. Khi chưa có quyết định cho từ chức thì cán bộ vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Còn những cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao.
– Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật.