Điều kiện và cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động. Người lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng trong những trường hợp nào? Mức hưởng và cách tính trợ cấp hàng tháng như thế nào?
Tai nạn lao động là điều không bất cứ ai mong muốn trong quá trình lao động. Tuy nhiên trên thực tế thì luôn có những biến cố xảy ra không lường trước được. Người bị tai nạn lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên sẽ được hưởng trợ cấp hằng tháng. Trong bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp các quy định liên quan về điều kiện, mức hưởng và cách tính trợ cấp hằng tháng cho người tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về tai nạn lao động theo pháp luật
- 2 2. Điều kiện hưởng chế tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
- 3 3. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cho người lao động theo quy định của pháp luật
- 4 4. Cách tính trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
1. Quy định về tai nạn lao động theo pháp luật
Theo Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo quy định tại khoản 8 điều 3 của
Trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì người lao động không những bị mất thu nhập từ lao động mà ngoài ra còn phát sinh một loạt các chi phí y tế phát sinh ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bản thân cũng như của gia đình của người lao động. Những thiếu hụt về thu nhập và sự tăng lên về chi phí đã xuất hiện một loạt các nhu cầu cần được bảo hiểm cho người lao động. Những quy định của nhà nước về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chi trả cho người lao động trong giai đoạn điều trị là những quy định trách nhiệm bảo hiểm trực tiếp của người sử dụng lao động đối với người lao động của mình về việc trợ cấp tai nạn lao động khi người lao động không may xảy ra tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
2. Điều kiện hưởng chế tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Theo Điều 45 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây thì được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc trực tiếp tiếp xúc với môi trường độc hại theo danh mục do Nhà nước quy định bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm do Bộ y tế và Bộ lao động, thương binh và xã hội quy định và bị suy giảm khả năng lao động 5% trở lên.
Trường hợp người lao động bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp trong thời gian làm việc trong điều kiện lao động bình thường hoặc không tiếp xúc với các chất độc hại có liên quan tới bệnh đó thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và nguồn gốc dẫn tới bệnh. Nếu trước đó người lao động đã từng làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và bệnh của họ chính là hậu quả của thời gian làm việc đó thì cần lưu ý tới thời gian bảo đảm của bệnh nghề nghiệp. Bị tai nạn lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì trong trường hợp này được coi là tai nạn lao động tùy thuộc vào mục đích điều chỉnh pháp luật của Nhà nước ở từng thời kỳ.
Trong cơ chế tập trung bao cấp, Nhà nước là chủ sử dụng lao động của toàn bộ lực lượng lao động trong xã hội, các trường hợp được coi là tai nạn lao động được xác định rất rộng. Ngoài những trường hợp người lao động bị tai nạn trong khi đang thực hiện nghĩa vụ lao động, bất kỳ ai tham gia vào việc cứu tài sản của Nhà nước mà bị tai nạn cũng được tính là tai nạn lao động và được hưởng bảo hiểm như người lao động bị tai nạn lao động.
Quy định này của Nhà nước, xét về phương diện khoa học là chưa phù hợp. Hiện nay những đối tượng này sẽ được áp dụng chế độ đãi ngộ khác của Nhà nước một cách hợp lý hơn. Các trường hợp được bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định hiện hành bao gồm: bị tai nạn lao động trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc cảu người lao động ( trên tuyến đường hợp lý và khoảng thời gian hợp lý). Biên bản xác định hoặc
3. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng cho người lao động theo quy định của pháp luật
Theo Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 49 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định cụ thể như sau:
Điều 47: Trợ cấp hàng tháng: ( Điều 47
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Điều 49: Trợ cấp hàng tháng ( điều 49
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
2.Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Theo quy định trên thì điều kiện được trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động được căn cứ theo điều 49 của luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, và được quy định chi tiết thêm theo điều 47
Ngoài ra, hàng tháng người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống được hưởng 0,5% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng thêm 0,3% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
4. Cách tính trợ cấp hàng tháng cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của pháp luật
Theo Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng | = | Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động | + | Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
Trong đó:
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t-1) x 0,003 x L}
– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).
– L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
– t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.