Chi tiết bảng lương, phụ cấp ngành Tòa án mới nhất 2021? Bảng lương ngành Tòa án, các khoản phụ cấp ngành Tòa án? Cách tính lương cho các cán bộ công tác trong ngành Tòa án?
Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Và tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng đỗi với bất kỳ người lao động nào, đặc biệt bên cạnh là tiền lương người lao động còn có phụ cấp để khuyến khích và động viên tinh thần làm việc của người lao động. Trong một số ngành đặc biệt cần có trách nhiệm cao như ngành Tòa Án thì Nhà nước cũng rất chú trọng đến các khoản phụ cấp.
Mục lục bài viết
1. Giải thích từ ngữ
Tiền lương là gì?Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo
Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.
Phụ cấp?Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương
Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
Bảng lương là gì? Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.
2. Chi tiết bảng lương, phụ cấp ngành Tòa án theo quy định mới nhất
Quy định về bảng lương của ngành Tòa án
Bảng lương chức danh lãnh đạo
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ
1. Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát như sau:
– Loại A3 gồm: Thẩm phán
– Loại A2 gồm: Thầm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.
– Loại A1 gồm: Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.
2. Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
3. Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
4. Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện: Trước khi bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện mà đã có thời gian làm việc ở các ngạch công chức, viên chức khác thì thời gian làm việc này (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc theo quy định) được tính để chuyển xếp lương vào bậc tương ứng của chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện cho phù hợp.
5. Thư ký Tòa án chưa đạt trình độ chuẩn đại học thì tuỳ theo trình độ đào tạo là trung cấp hay cao đẳng để xếp lương cho phù hợp như các ngạch công chức có cùng yêu cầu trình độ đào tạo trong các cơ quan nhà nước.
6. Những người đã xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh thì tuỳ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và số năm giữ bậc lương cuối cùng trong chức danh được xét hưởng lương phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Chính phủ.
7. Chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới: Đối với những người đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong chức danh thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong chức danh. Mức % phụ cấp thâm niên vượt khung quy đổi được tính theo chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Chính phủ./.
Cụ thể mức lương như sau:
– Loại A3 gồm: Thẩm phán Tòa Án Nhân Dân tối cao
Bậc 1 ( hệ số 6.20) là 9,238,000 đồng
Bậc 2 ( 6.56) là 9,774,4000 đồng
Bậc 3 (6.92) là 10,310,800 đồng
Bậc 4 ( 7.2) là 10,847,200 đồng
Bậc 5 ( 7.64) là 11,383,600 đồng
Bậc 6 (8.00) là 11,920,000 đồng
– Loại A2 gồm: Thẩm phán TAND cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính;
Bậc 1 (4.40) là 6,556,000 đồng
Bậc 2 (4.74) là 7,062,600 đồng
Bậc 3 (5.08) là 7,569,200 đồng
Bậc 4 (5.42) là 8,075,800 đồng
Bậc 5 (5.76) là 8,582,400 đồng
Bậc 6 (6.10) là 9,089,000 đồng
Bậc 7 (6.44) là 9,595,600 đồng
Bậc 8 (6.78) là 10,102,200 đồng
– Loại A1 gồm: Thẩm phán TAND cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án;
Bậc 1 (2.34) là 3,486,600 đồng
Bậc 2 (2.67) là 3,978,300 đồng
Bậc 3 (3.00) là 4,470,000 đồng
Bậc 4 (3.33) là 4,961,700 đồng
Bậc 5 (3.66) là 5,453,400 đồng
Bậc 6 (3.99) là 5,945,100 đồng
Bậc 7 (4.32) là 6,436,800 đồng
Bậc 8 (4.65) là 6,928,500 đồng
Bậc 9 (4.98) là 7,420,200 đồng
Bảng phụ cấp chức vụ ở Trung Ương
Bảng phụ cấp chức vụ ở Tỉnh, Thành phố
2) Bảng phụ cấp chức vụ:
Bảng phụ cấp được chia làm 03 khu vực:
Các chức danh lãnh đạo ở Trung ương;
Các chức danh lãnh đạo ở cấp tỉnh;
Các chức danh lãnh đạo ở cấp huyện.
Về phụ trách nhiệm
Đối tượng hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề trong ngành Tòa án nhân dân bao gồm Thẩm phán, Thư ký Tòa án,Thẩm tra viên đang hưởng lương theo quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát, cụ thể:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Thư ký Tòa án nhân dân các cấp;
d) Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên.
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề được thực hiện theo nguyên tắc người được bổ nhiệm vào chức danh nào thì hưởng mức phụ cấp quy định cho chức danh đó, cụ thể:
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
3. Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiên hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
4. Thư ký Tòa án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đối với các trường hợp là Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp dưới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp trên mà tổng tiền lương cộng với tiền phụ cấp trách nhiệm của chức danh mới được bổ nhiệm thấp hơn trước khi bổ nhiệm thì được bảo lưu chênh lệch giữa tiền lương cộng tiền phụ cấp trách nhiệm của chức danh mới được bổ nhiệm so với tiền lương cộng với tiền phụ cấp trách nhiệm đã được hưởng trước đó cho đến khi được nâng bậc lương liền kề. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp Thẩm tra viên được bổ nhiệm làm Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên chính được bổ nhiệm làm Thẩm tra viên cao cấp.