Đối tượng nào được phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng? Cách tính mức hưởng các phụ cấp đặc thù ngành quân đội? Mức hưởng phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng?
Những người làm việc trong cơ quan, đơn vị công an, quân đội cơ yếu không phải sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật của công an sẽ được hưởng phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng. Đây được xem là khoản trợ cấp từ ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các đối tượng phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng. Sau đây Luật Dương Gia xin trình bày về các đối tượng và mức hưởng phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về phụ cấp an ninh, quốc phòng
Phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng là một trong những khoản thu nhập dành riêng cho người làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ yếu, là loại phụ cấp này áp dụng với những đối tượng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu nhưng không thuộc diện xếp lương theo quy định của Nghị định 204/2004/NĐ-CP
2. Đối tượng được hưởng phụ cấp an ninh, quốc phòng
Theo quy định pháp luật, đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh là người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; học viên cơ yếu. Những đối tượng sau không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh là người làm việc theo
Căn cứ vào điểm đ khoản 8 điều 6
“đ) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:
Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.
Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)”
Cũng căn cứ tại Điều 2
– Đối tượng áp dụng: Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm: Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân; Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Học viên cơ yếu.
– Đối tượng không áp dụng: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định. Người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu.
Như vậy đối với những người làm công tác thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm: Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân; Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Học viên cơ yếu sẽ được hưởng phụ cấp an ninh quốc phòng.
3. Mức hưởng phụ cấp an ninh, quốc phòng
Căn cứ vào khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV quy định về mức hưởng phụ cấp an ninh, quốc phòng như sau:
Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh được chi trả như sau:
– Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức còn lại (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điểm a Khoản này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi công chức, viên chức được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc ngành, nghề này sang ngành, nghề khác, từ nơi có mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh 50% đến nơi có mức phụ cấp quốc phòng, an ninh 30% (hoặc ngược lại) thì được hưởng mức phụ cấp theo nơi mới kể từ tháng tiếp theo.
Theo quy định pháp luật, từ 1/12/2017 phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh được chia thành 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng công với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức, đối với người làm việc theo hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã. Mức 30% áp dụng đối công chức, viên chức còn lại và cả những người làm việc theo hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế từ ngân sách nhà nước.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi Thông tư 07/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách nhà nước, có hiệu lực thi hành từ 01/12/2017 có nội dung hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh là 50% và 30 %. Vậy tôi là cơ yếu trong quân đội có được hưởng phụ cấp theo quy định đó không.
Luật sư tư vấn:
Chào bạn, Luật Dương Gia xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đối tượng được hưởng phụ cấp quốc phòng an ninh Luật Dương Gia với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Thông tư 07/2017/TT-BNV hướng dẫn chế độ tiền lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu
Nội dung tư vấn về đối tượng được hưởng phụ cấp quốc phòng an ninh
1. Đối tượng được hưởng phụ cấp quốc phòng an ninh
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BNV hướng dẫn chế độ tiền lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định:
“1. Đối tượng áp dụng:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước, gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân;
b) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Học viên cơ yếu.
2. Đối tượng không áp dụng:
a) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động một số loại công việc trong tổ chức cơ yếu không xếp lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;
b) Người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu.”
Theo quy định pháp luật, đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh là người làm công tác cơ yếu là quân nhân, công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; học viên cơ yếu. Những đối tượng sau không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh là người làm việc theo hợp đồng lao động trong tổ chức cơ yếu không hưởng lương theo thang lương bảng lương của Nhà nước; người đã có quyết định thôi việc, phục viên, xuất ngũ, nghỉ hưu.
Như thông tin bạn trình bày, bạn là nhân viên cơ yếu trong quân đội thì bạn có thể được hưởng trợ cấp phục vụ quốc phòng an ninh khi bạn là quân nhân hoặc làm việc theo hợp đồng lao động nhưng có hưởng lương theo thang lương bảng lương của Nhà nước. Trường hợp bạn làm việc theo hợp đồng lao động nhưng không hưởng lương theo thang lương bảng lương của Nhà nước thì không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh.
2. Mức phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh từ 1/12/2017
Khoản 4 Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BNV hướng dẫn chế độ tiền lương người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định mức hưởng phụ cấp phục vụ an ninh quốc phòng như sau:
“4. Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:
a) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức như sau:
Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã;
Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức còn lại (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.
b) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điểm a Khoản này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi công chức, viên chức được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc ngành, nghề này sang ngành, nghề khác, từ nơi có mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh 50% đến nơi có mức phụ cấp quốc phòng, an ninh 30% (hoặc ngược lại) thì được hưởng mức phụ cấp theo nơi mới kể từ tháng tiếp theo.”
Theo quy định pháp luật, từ 1/12/2017 phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh được chia thành 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng công với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức, đối với người làm việc theo hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã. Mức 30% áp dụng đối công chức, viên chức còn lại và cả những người làm việc theo hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế từ ngân sách nhà nước.