Tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được trả lương? Tiền lương có bị khấu trừ hoặc giữ lại khi người lao động tự ý nghỉ việc không báo trước?
Khi người lao động tiến hành thử việc thì vẫn sẽ được người sử dụng lao động trả tiền lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có). Tuy nhiên nếu người lao động chấm dứt
Mục lục bài viết
1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 tại Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 thì người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền được đơn phương hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng thử việc hoặc
2. Việc trả lương khi người lao động tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc
Khi người lao động nghỉ việc trong quá trình thử việc thì vẫn sẽ được chi trả đầy đủ tiền lương cho thời gian thử việc theo quy định tại hợp đồng thử việc hoặc
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm từ 01 người – 10 người lao động;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm từ 11 người – 50 người lao động;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm từ 51 người – 100 người lao động;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm từ 101 người – 300 người lao động;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
3. Các quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc
3.1. Hình thức của hợp đồng thử việc:
Các bên có thể ghi nhận các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động để cụ thể hóa các thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình thử việc, làm cơ sở phát sinh, ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên cũng như là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh nếu có.
Như vậy không bắt buộc hai bên phải giao kết hợp đồng thử việc mà có thể thỏa thuận giao kết luôn hợp đồng lao động trong đó có các điều khoản về thử việc. Pháp luật quy định không thử việc đối với trường hợp người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Các bên thiết lập hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có nội dung thử việc phải lập bằng văn bản, mỗi bên giữ 01 bản có nội dung và giá trị pháp lý tương tự như nhau.
3.2. Nội dung của hợp đồng thử việc:
Hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động có quy định về thử việc sẽ bao gồm chủ yếu là các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 24
- Các thông tin về người sử dụng lao động bao gồm: tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; thông tin về họ và tên, chức danh của người đại diện theo pháp luật đứng ra thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc với người lao động;
- Các thông tin về người lao động bao gồm: họ, chữ đệm và tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú (có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú), giới tính, số Chứng minh nhân dân/số thẻ Căn cước công dân/số Hộ chiếu và ngày cấp, nơi cấp các giấy tờ này;
- Quy định về công việc, chức vụ, chức danh người lao động phải làm và địa điểm làm công việc đó của người lao động;
- Thời gian của quá trình thử việc; các quy định, thỏa thuận về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Trong đó thời gian thử việc phải tuân thủ các quy định sau:
Hai bên người lao động và người sử dụng lao động tiến hành thỏa thuận với nhau về thời gian thử việc, tuy nhiên chỉ được thử việc trong một khoảng thời gian nhất định theo được quy định tại Điều 25
– Thời gian thử việc cao nhất không được quá 30 ngày khi công việc đó có chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật là trung cấp, thử việc cho chức danh nhân viên nghiệp vụ hoặc công nhân kỹ thuật;
– Thời gian thử việc cao nhất không được quá 60 ngày khi công việc đó có chức danh nghề nghiệp yêu cầu người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc cao nhất không được quá 180 ngày khi thử việc vào vị trí là người quản lý của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp mình;
– Thời gian thử việc tối đa không được quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác ngoài các công việc đã nêu trên.
- Các vấn đề về tiền lương của người lao động bao gồm: mức lương được xác định dựa trên chức danh hoặc dựa trên công việc, thời hạn trả lương thử việc, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp lương, lợi ích tập thể và các khoản phụ cấp khác (nếu có).
Căn cứ quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động năm 2019, trong quá trình thử việc thì tiền lương của người lao động sẽ do hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhưng mức tối thiểu sẽ phải bằng 85% so với mức lương của công việc đó khi người lao động làm việc chính thức.
- Các quy định về trang bị bảo hộ lao động được áp dụng trong quá trình làm việc của người lao động.
Về cơ bản nội dung của hợp đồng thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động tự thỏa thuận với nhau nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
3.2. Hệ quả khi kết thúc thời gian thử việc:
Kết quả của quá trình thử việc sẽ được đánh giá, xếp loại dựa trên các tiêu chí, yêu cầu mà người sử dụng lao động đặt ra và đã thông báo với người lao động từ ban đầu. Theo đó:
– Trường hợp người lao động kết thúc thời gian thử việc có kết quả không đạt yêu cầu thì giải quyết như sau: hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc trước đây đã được giao kết giữa các bên sẽ mặc nhiên chấm dứt hiệu lực. Các bên không thể tiếp tục thử việc cho chính công việc đó nếu đã vượt quá số ngày tối đa theo quy định.
– Trường hợp người lao động kết thúc thời gian thử việc mà có kết quả là đạt yêu cầu thì giải quyết như sau:
+ Nếu trước đây hai bên ký kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đó.
+ Nếu trước đây hai bên ký kết hợp đồng thử việc thì bây giờ người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải tiến hành việc giao kết
Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm về việc thông báo đánh giá kết quả thử việc cho người lao động biết ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc. Việc thông báo về kết quả thử việc không bắt buộc bằng một hình thức cụ thể mà người sử dụng lao động có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thông báo bằng lời nói, văn bản, email, tin nhắn…
3.3. Xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định về thử việc:
Người sử dụng mà có các vi phạm về thử việc thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 9
– Áp dụng mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau:
+ Người sử dụng lao động để hoặc thỏa thuận với người lao động về việc thử việc vượt quá số thời gian tối đa tương ứng với công việc đó mà pháp luật quy định;
+ Người sử dụng lao động yêu cầu, đề xuất đối với người lao động về việc thử việc từ 02 lần trở lên cho một công việc nhất định;
+ Người sử dụng lao động không tiến hành việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động sau khi đã kết thúc thời gian thử việc trong khi người lao động đó vẫn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
+ Thực hiện việc trả lương cho người lao động dưới 85% so với mức lương của công việc đó trong thời gian thử việc.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền thì đối với các hành vi vi phạm trong khung xử phạt này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của là buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.
– Nếu người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm sau thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng:
+ Người sử dụng lao động không tiến hành thông báo cho người lao động biết về nội dung của kết quả công việc mà người lao động đã làm thử theo như thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp loại hợp đồng lao động mà các bên thực hiện là hợp đồng lao động theo mùa vụ mà người sử dụng lao động có yêu cầu người lao động phải thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động chính thức. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm này là buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động chứ không được trả tiền lương theo mức lương thử việc.
3.4. Số lần thử việc tối đa
Theo quy định thì mỗi người lao động chỉ được thử việc một lần cho một công việc. Như vậy nếu đã thử việc với thời gian tối đa mà pháp luật cho phép nêu thì người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không thể kéo dài thêm thời gian thử việc đối với người lao động cho chính công việc đó kể cả khi người lao động chưa đảm bảo đủ yêu cầu.