Cây xanh bật gốc, đổ gây chết người ai là người phải bồi thường? Đổ cây gây chết người, trách nhiệm bồi thường tính mạng thuộc về cơ quan, tổ chức nào?
Trong thời gian gần đây, việc cây xanh trên phố đột nhiên bị gãy đổ hoặc bị gãy gổ khi giông bão làm chết người và hư hỏng tài sản không còn là chuyện hy hữu. Nó trở thành mối lo ngại với người dân mỗi khi lưu thông trên đường. Vì vậy vấn đề đặt ra ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi có hậu quả là chết người khi cây xanh bị gãy đổ?
“Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản ”.
Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại do cây cối gây ra có thể là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và người bị thiệt hại phải được bồi thường.
Mục lục bài viết
1. Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cho người bị hại không chỉ là chủ sở hữu như trước đây, mà còn là người chiếm hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, chăm sóc, trông coi, thu hoạch… cây cối. Người chiếm hữu, người được giao quản lý, chăm sóc cây cối phải có trách nhiệm theo dõi, phát hiện, ngăn chặn những nguy cơ tiềm ẩn mà cây cối có thể gây ra để khắc phục; nếu để cây cối gãy, đổ… gây thiệt hại cho người khác thì chính là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà không phải chủ sở hữu.
Người chiếm hữu được chuyển giao nghĩa vụ với cây cối trong trường hợp thuê nhà, thuê đất, công trình có cây trồng trên đất thông qua sự thỏa thuận. Người được giao quản lý cây cối là người được chủ sở hữu (Nhà nước) phân công trách nhiệm trông coi, chăm sóc cây cối; hoặc tổ chức, đoàn thể giao cho chủ thể nhất định quản lý, chăm sóc cây cối.
Đối với trường hợp cây xanh đô thị bị gãy đổ thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các quy định tại
Theo quy định trên, thì trong trường hợp đơn vị quản lý cây xanh không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây gãy, đổ gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định tại
2. Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Một sự kiện bất khả kháng phải đáp ứng các yếu tố sau: Phải xảy ra một cách khách quan; các chủ thể liên quan không lường trước được, họ không thể biết trước về sự kiện gây thiệt hại sẽ xảy ra; khi sự kiện xảy ra, các chủ thể đã áp dụng mọi biện pháp khả năng cho phép để hạn chế thiệt hại. Chẳng hạn như lũ quét, lốc xoáy, mưa đá,
Nhưng nếu bão tố đã được dự báo từ trước mà các chủ thể không có biện pháp khắc phục phù hợp thì không được coi là sự kiện bất khả kháng. Để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem chủ sở hữu, chiếm hữu hay đơn vị có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ… hay không như đã nêu ở trên. Nếu họ đã thực hiện các biện pháp theo quy định nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể xem đó là sự kiện bất khả kháng. Lúc này, chủ sở hữu, chiếm hữu hay đơn vị quản lý, chăm sóc cây xanh không phải bồi thường thiệt hại.
Ngược lại, nếu chủ sở hữu, chiếm hữu hay cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh chưa áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn thì không được xem là do bất khả kháng thì trách nhiệm bồi thường sẽ vẫn phát sinh.
Như vậy, có hai trường hợp xảy ra khi cây xanh bật gốc, đổ gây chết người. Cụ thể, thể nếu cây xanh ngã đổ làm chết người do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi hoàn toàn của nạn nhân thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hay người được giao quản lý không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Còn nếu cây xanh ngã đổ làm chết người do hoạt động thiếu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu hay người được giao quản lý thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự năm 2015 và người được giao quản lý phải chịu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360
3. Về bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015
Theo Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Ngoài ra, người bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe còn được bồi thường thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Cụ thể mức độ thiệt hại về tài sản bao gồm: thiệt hại do tài sản bị mất; tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; thiệt hại về sức khỏe bị xâm hại bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại…; thiệt hại về tính mạng…
Theo đó, Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này; b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Trong những trường hợp này, người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường có thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường, căn cứ vào mức độ thiệt hại gồm tài sản, tính mạng, sức khỏe…
4. Về trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015
Xét về phương diện trách nhiệm hình sự, đối với người được giao nhiệm vụ quản lý cây xanh nếu cơ quan chức năng có đủ căn cứ xác định họ thiếu trách nhiệm trong quản lý gây hậu quả chết người có thể sẽ bị khởi tố hình sự theo Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó,
“Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên
…….
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm“.