Việc ly hôn đôi khi không cùng xuất phát từ nguyện vọng của cả hai vợ chồng mà có thể là từ yêu cầu của một bên. Khi đó, một bên muốn giải quyết ly hôn nhanh một bên lại muốn kéo dài thời gian giải quyết. Vậy làm thế nào để kéo dài thời gian giải quyết vụ việc ly hôn một cách đúng pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình:
Ly hôn thuận tình là việc cả hai vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn đến
Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình thông thường sẽ kéo dài từ 01 tháng – 02 tháng trong đó bao gồm các trình tự, thủ tục yêu cầu tòa công nhận thuận tình ly hôn, cụ thể như sau:
– Bước 1, chuẩn bị hồ sơ: Cặp vợ chồng có nhu cầu đề nghị Tòa án công nhận thuận tình ly hôn tiến hành chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn ly hôn;
+ Giấy Đăng ký kết hôn (bản chính hoặc bản sao được sao từ sổ gốc);
+ Giấy Khai sinh của các con chung, nếu có (bản sao có chứng thực);
+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu về tài sản như Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất, Giấy Đăng ký xe, Sổ tiết kiệm,… (bản sao có chứng thực);
– Bước 2, nộp và tiếp nhận hồ sơ:
+ Người yêu cầu nộp hồ sơ khởi kiện yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trực tiếp tại
+ Cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Tòa án tiến hành xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ thì tiếp nhận hồ sơ, chuyển cho Chánh án Tòa án để tiến hành công việc phân công Thẩm phán. Nếu cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì hướng dẫn người yêu cầu hoàn thiện hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
– Bước 3, phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn:
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xin thuận tình ly hôn và tài liệu chứng cứ, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem xét đơn và hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của các bên, nếu hồ sơ hợp lệ thì thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nếu đơn chưa đầy đủ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hoặc thuộc các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì có thể trả lại đơn yêu cầu.
– Bước 4, nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm:
Sau khi nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án cấp huyện sau đó nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Bước 5, thụ lý đơn:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra Quyết định thụ lý việc dân sự và tiến hành thông báo cho các bên đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc này.
– Bước 6, chuẩn bị xét đơn yêu cầu:
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành thủ tục chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Trong thời gian này, Tòa án tiến hành các công việc bao gồm: hòa giải, trưng cầu giám định, định giá tài sản, yêu cầu các bên đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ nếu cần. Kết thúc thời gian này Tòa án ban hành một trong các quyết định đình sau: đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, quyết định mở phiên tòa giải quyết việc dân sự.
Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời hạn chuẩn bị xét đơn nhưng không được kéo dài quá 01 tháng.
– Bước 7, mở phiên họp xét đơn yêu cầu:
Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu, nếu vợ chồng vẫn thống nhất thuận tình ly hôn thì Tòa án lập biên bản ghi nhận nội dung này.
– Bước 8, ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn:
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành tức các bên không thay đổi quyết định về việc ly hôn của mình nếu các bên không thay đổi ý kiến so với biên bản ghi nhận trong biên bản tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, thời gian để giải quyết thuận tình ly hôn chỉ khoảng 01 – 02 tháng được xem là thời gian ngắn nhất để giải quyết ly hôn vì các bên đã thống nhất được những vấn đề liên quan đến việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu các cặp vợ chồng muốn ly hôn nhanh chóng thì nên lựa chọn phương án này.
2. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên):
Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đây được xem là việc các bên chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên yêu cầu của vợ hoặc yêu cầu của chồng khi có các căn cứ về hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình mà hậu quả của nó làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài hoặc mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được.
Ngược lại với trường hợp thuận tình ly hôn, trong trường hợp ly hôn đơn phương vì nguyên nhân của việc ly hôn chỉ xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của một bên vợ hoặc chồng nên trên thực tế trong quá trình giải quyết việc ly hôn có rất nhiều trường hợp một trong hai bên vợ, chồng không muốn ly hôn sẽ gây khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết và đồng thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì việc ly hôn đơn phương có thời gian giải quyết lâu hơn so với ly hôn thuận tình.
Cụ thể thời gian dùng để giải quyết ly hôn đơn phương thường sẽ kéo dài khoảng 04 tháng – 06 tháng hoặc thời gian giải quyết này có thể kéo dài lâu hơn nữa tùy vào tính chất và sự phức tạp của từng vụ việc cụ thể.
3. Các cách thức để kéo dài thời gian giải quyết ly hôn:
Việc mong muốn kéo dài giải quyết ly hôn chỉ xảy ra đối với trường hợp ly hôn đơn phương và sẽ xuất phát từ phía một bên không có nhu cầu ly hôn. Vậy trường hợp vợ hoặc chồng của mình có nhu cầu ly hôn nhưng bản thân vẫn muốn giữ mối quan hệ hôn nhân giữa cả hai thì có thể áp dụng một trong các cách thức sau để kéo dài thời gian giải quyết ly hôn:
3.1. Thuộc các trường hợp Tòa án trả lại đơn ly hôn:
Căn cứ quy định tại Điều 129
– Lý do để ly hôn đơn phương không đúng với các quy định tại Điều 56
– Thuộc trường hợp vợ đang mang thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì lúc này người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ theo quy định tại khoản 3 Điều 51
– Đưa ra các cơ sở chứng minh người yêu cầu ly hôn là người không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó căn cứ khoản c Điều 10 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP sau khi Tòa án tiến hành bác đơn xin ly hôn của một bên thì phải sau 01 năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật thì người yêu cầu ly hôn mới được tiếp tục thực hiện việc yêu cầu lại Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương. Như vậy nếu để Tòa án bác đơn ly hôn thì bạn có thể kéo dài thêm được ít nhất là 01 năm.
3.2. Hoãn phiên tòa giải quyết ly hôn:
– Đối với phiên tòa sơ thẩm:
Theo quy định tại Điều 233
+ Có đơn đề nghị hoãn phiên tòa của các đương sự nếu có các lý do chính đáng theo quy định của luật;
+ Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần nhất nhưng các đương sự vắng mặt;
+ Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai nhưng nguyên nhân vì các sự kiện bất khả kháng hoặc do các trở ngại khách quan mà đương sự buộc phải vắng mặt.
– Đối với phiên tòa phúc thẩm:
Để có thể hoãn phiên tòa phúc thẩm, thì vợ hoặc chồng phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
+ Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất nhưng người kháng cáo hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt và người đó không có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;
+ Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người kháng cáo vắng mặt có nguyên nhân từ các sự kiện bất khả kháng hoặc do các trở ngại khách quan mà không thể tham gia phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm trong các trường hợp này là không quá 01 tháng kể từ ngày Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy để có thể kéo dài thời gian ly hôn mà không thể thỏa thuận được với người kia thì vợ hoặc chồng có thể lựa chọn một trong các cách thức trên.