Tiền phúng viếng là tài sản của ai? Có phải là di sản thừa kế không? Tiền phúng viếng tại đám tang của người mất có được coi là di sản thừa kế không?
Có quan điểm cho rằng tiền phúng viếng là tài sản phát sinh sau thời điểm mở thừa kế nên không phải tài sản của người chết để lại, không là di sản thừa kế. Nhưng cũng có quan điểm khác lại cho rằng tiền phúng viếng là tài sản vẫn liên quan đến người đã mất để lại sau khi chết. Vậy theo quy định pháp luật thì vấn đề về tiền phúng viếng được xác định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn đọc như sau
Mục lục bài viết
1. Những tài sản như nào thì được coi là di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
– Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
– Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Tài sản riêng của người chết: là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp như (tiền lương, tiền nhuận bút, tiền thưởng, tiền trúng số …) tiền hoặc của cải để dành ( tiền gửi tiết kiệm, vàng, đá quý … ) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (quần áo, giường tủ … )nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung của người khác như: Tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng hoặc tài sản chung với người khác bằng hình thừa góp vốn sản xuất kinh doanh…
- Nếu là tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng thì khi một trong 2 người chết, 1/2 số tài sản chung sẽ thuộc di sản thừa kế của người chết.
- Nếu tài sản trong khối tài sản chung với người khác thì di sản của người chết là phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết có trong tài sản chung đó.
Ví dụ: Anh A và Anh B cùng góp vốn để mua ô tô làm phương tiện chở khách thuê. Anh A góp 10 triệu đồng, anh B góp 40 triệu đồng. Nếu anh A chết thì di sản thừa kế của anh sẽ bằng 1/5 trị giá chiếc oto mà 2 người đã mua chung
Thứ hai, quyền về tài sản do người chết để lại
Đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,..
Ngoài những quyền tài sản nói trên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng là di sản thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả để lại thừa kế quyền tài sản như quyền hưởng nhuận bút và các lợi ích vật chất khác. Đối với quyền sở hữu công nghiệp- một loại tài sản có tính chất đặc thù nên những quy định về thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp cũng có những nét riêng. Theo quy định của
Việc quy định về quyền tài sản do người chết để lại là di sản thừa kế góp phần bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, các quyền về tài sản gắn liền với nhân thân của người chết (quyền hưởng trợ cấp, tiền lương hữu) không là di sản thừa kế.
Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản lí toàn bộ đất đại và giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức đầu tư công sức vào sản xuất Nhà nước cho phép cá nhân có 5 quyền, trong đó có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Tùy loại đất khác nhau mà quyền thừa kế cũng được quy định khác nhau.
3. Tiền phúng viếng có được coi là di sản thừa kế không?
Theo Điều 634 của Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Như vậy, người được thừa kế sẽ được chia các tài sản từ người chết để lại, bao gồm:
+ Tài sản riêng của người đã chết: Là tài sản người đó có được bằng thu nhập hợp pháp lúc còn sống như tiền lương, tiền thưởng; tài sản được tặng cho, được hưởng thừa kế, trúng số; tài sản là tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó (như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu rõ người thụ hưởng là ai thì số tiền bảo hiểm sẽ là tài sản của người này và được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc).
+ Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Tài sản này có trong trường hợp người đó hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung hoặc tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Bên cạnh đó, Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Từ những quy định trên có thể xác định, tiền phúng viếng không phải là tài sản đang hiện hữu tại thời điểm người có tài sản chết. Nó phát sinh sau thời điểm mở thừa kế (có sau khi người có tài sản chết) nên không phải là tài sản của người chết để lại, không phải là di sản thừa kế.
Theo khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015, về nguyên tắc, chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng sẽ được trích từ di sản của người chết, nhưng trong trường hợp của gia đình bạn thì tài sản bố bạn để lại đã được xác định và sẽ phân chia theo di chúc nên khoản chi phí mai táng sẽ được trích trả từ khoản tiền phúng viếng cho người (hoặc những người) đã bỏ chi phí để tổ chức đám tang.
Do đó, việc phân chia số tiền phúng viếng còn lại sau đám tang sẽ do anh em , các con của người đã mất tự thỏa thuận, phân chia sau khi trừ đi khoản chi phí mai táng.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Ông nội tôi vừa mất. Vì khi trước ông làm quan chức, quan hệ rộng nên rất nhiều cơ quan đoàn thể, tổ chức, công ty đến phúng viếng. Tiền phúng viếng cũng khá lớn. Tuy bố tôi là con cả đã đứng lên tổ chức ma chay, nhưng mấy chú tôi lại nại vì hoàn cảnh gia đình nên đòi chia nhau hết tiền phúng. Vậy xin hỏi tiền phúng viếng có phải chia như chia tài sản thừa kế không?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 612 của Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Như vậy, người được thừa kế sẽ được chia các tài sản từ người chết để lại, bao gồm:
+ Tài sản riêng của người đã chết: tiền lương, tiền thưởng; tài sản được tặng cho, hưởng thừa kế, trúng số; tư trang, vốn đầu tư kinh doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết (như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ, nếu chết, số tiền bảo hiểm sẽ là tài sản của người này và được chia thừa kế).
+ Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Tài sản này có trong trường hợp người đó hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, đầu tư chung hoặc tài sản của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu đối với một khối tài sản nhất định). Nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.
Khác với hình thức sở hữu chung theo phần, tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.Theo Bộ luật dân sự 2015 thì quy định Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngag nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Điều 66
– Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
+ Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
– Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự
– Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định nêu trên, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Bên cạnh đó, Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Từ những quy định trên có thể xác định, tiền phúng viếng không phải là tài sản đang hiện hữu tại thời điểm người có tài sản chết. Nó phát sinh sau thời điểm mở thừa kế (có sau khi người có tài sản chết) nên không phải là tài sản của người chết để lại, không phải là di sản thừa kế.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc, chi phí cho việc mai táng sẽ được trích từ di sản của người chết. Trong trường hợp gia đình bạn thì chi phí mai táng sẽ được trích trả từ khoản tiền phúng viếng cho người (hoặc những người) đã bỏ chi phí để tổ chức đám tang.
Do đó, việc phân chia số tiền phúng viếng còn lại sau đám tang sẽ do anh em bố bạn tự thỏa thuận, phân chia sau khi trừ đi khoản chi phí mai táng chứ không có quy định cụ thể.