Ly hôn rồi, có được yêu cầu được hưởng thừa kế của vợ/chồng không? Chia thừa kế trong trường hợp vợ chồng đã ly hôn.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vậy trong trường hợp Ly hôn rồi, có được yêu cầu được hưởng thừa kế của vợ/chồng không? bài viết dưới đây Đội ngũ chuyên viên tư vấn công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ trình bày một cách rõ ràng về vấn đề này
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. và thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Người được nhân di sản thừa kế là người thừa kế Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Để có thể xác định sau khi ly hôn, người vợ có được hưởng di sản thừa kế không thì cần phải hiểu rõ bản chất của từng hình thức thừa kế.
Thứ nhất, thừa kế theo di chúc.
Di chúc là một loại giao dịch dân sự (giao dịch một bên) nên phải tuân theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc là áp dụng theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015
“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”
Do đó, người được hưởng di sản thừa kế là người được người để lại di chúc chỉ định và được ghi nhận trong trong di chúc. Ngoài ra theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có một số trường hợp người không được chỉ định trong di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế đó là:
“a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”
Những người này không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật.
Thứ hai, thừa kế theo pháp luật.
Việc thừa kế theo pháp luật được thực hiện khi
“a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Và cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều quan trong là việc xác định người thừa kế theo pháp luật. Và theo quy định của Bộ luật dân sự thì người được hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Trong một số trường hợp đặc biệt thì trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
2. Khi đã ly hôn rồi thì người vợ có quyền yêu cầu đòi chia di sản thừa kế hay không?
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, khi hôn nhân còn tồn tại, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung để dùng tài sản vào việc riêng hoặc để sản xuất kinh doanh. Trường hợp không thỏa thuận được việc chia tài sản chung thì vợ chồng co quyền yêu cầu Tòa án chia tài sản chung. Khi tài sản của vợ chồng đã phân chia thì trở thành tài sản riêng, mỗi người có quyền định đoạt tài sản riêng đó. Tuy nhiên, trường hợp này quan hệ hôn nhân còn tồn tại, vì vậy nếu người vợ hoặc chồng chết thì họ vẫn được thừa kế theo pháp luật của nhau.
trường hợp vợ và chồng xin ly hôn, Tòa án đang thụ lý vụ ly hôn mà một người chết, trường hợp này về mặt tình cảm giữa hai người không còn, nhưng giữa họ vẫn tồn tại quan hệ vợ chồng, nên hộ vẫn được thừa kế di sản của nhau.
Nếu vợ chồng đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án, nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật và trong thời hạn vợ hoặc chồng chết thì họ vẫn được thừa kế di sản của nhau, vì bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt, nên họ vẫn là vợ chồng của nhau.
Nếu vợ, chồng đã được Tòa án cho ly hôn bằng một bản án, nhưng bản án chưa có hiệu lực pháp luật mà thời hạn này vợ hoặc chồng chết thì họ vẫn được thừa kế di sản của nhau, vì bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt, nên họ vẫn là vợ chồng của nhau.
Người đang có vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì sau khi người chồng hoặc vợ chết mà người vợ hoặc chồng đã kết hôn với người khác mà trong thời hiệu thừa kế chia di sản thừa kế của người chết theo pháp luật thì người vợ hoặc chồng vẫn có quyền thừa kế di sản của người chết. Bởi vì, kể từ thời điểm mở thừa kế thì người vợ hoặc chồng còn sống có quyền thừa kế di sản của người chết nếu họ không từ chối nhận di sản, còn việc phân chia di sản vào thời điểm nào trong thời hiệu thừa kế là quyền của những người thừa kế.
Nếu trong trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn với nhau rồi, sau đó người chồng với mất thì theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Như vậy, khi đã ly hôn rồi thì hai người không còn quan hệ vợ chồng với nhau nữa. Do đó có những trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất người chồng mất không để lại di chúc. Thì tài sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật, tuy nhiên, theo như phân tích ở trên thì người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật thì phải là người thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên tại thời điểm người chồng chết, hai người đã không còn tồn tại quan hệ hôn nhân – quan hệ vợ chồng với nhau, nên trong trường này người vợ không có quyền yêu cầu đòi chia di sản thừa kế.
Trường hợp thứ hai là người chồng mất có để lại di chúc và di chúc chỉ định người vợ được hưởng tài sản. Nếu trong trường hợp này căn cứ vào phần di sản được phân trong di chúc mà người vợ đó sẽ được hưởng.
Từ những phân tích nêu trên, khi đã ly hôn rồi thì người vợ chỉ được hưởng di sản thừa kế của người chống nếu được người chồng phân chia và được chỉ định trong di chúc và di chúc này phải có hiệu lực pháp luật.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc:
Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc chứa đựng toàn bộ những quyết định của người để lại di sản trong việc định đoạt sản của người lập di chúc sau khi chết. Di chúc là một giao dịch dân sụ, do vậy, di chúc cũng cần tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong đó có điều kiện về nội dung của di chúc. Cụ thể, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Điều kiện về hình thức của di chúc
Về mặt hình thức, di chúc được thể hiện dưới một trong hai hình thức bao gồm: di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Bộ luật dân sự 2015 có quy định riêng về hình thức với di chúc của từng đối tượng lập di chúc đặc thù như sau:
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực
Như vậy, đối với từng đối tượng và trường hợp cụ thể mà người lập di chúc cần lưu ý các điều kiện về hình thức để di chúc mình lập ra có hiệu lực pháp luật.