Việc đăng ký kết hôn là việc trong đại của mỗi người nó đánh dấu bước ngoặt của cuộc đói mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đối với các nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có được đăng ký kết hôn? Bài viết dưới đây sẽ giải thích vụ thể về vấn đề này.
Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi Đang tham gia nghĩa vụ quân sự có được đăng ký kết hôn không? Thì việc đầu tiên ta cần phải xác định độ tuổi của người muốn đăng ký kết hôn, các quy định cấm của
Mục lục bài viết
1. Điều kiện đăng ký kết hôn:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Cụ thể theo quy định tại điều 8
“Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của
Bên cạnh đó,
– Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong kết hôn;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi…
Như vậy, mọi trường hợp kết hôn đều tuân theo quy định
2. Điều kiện và độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự:
Theo quy định tại điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự đối với nam và nữ là:
“a. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
b. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên”.
Như vậy để được tham gia nghĩa vụ quân sự thì nam phải đủ 17 tuổi trở lên, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên.
Và tại điều 10
“a. Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b. Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
c. Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
e. Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
g. Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ”
Căn cứ vào Điều 3
“a. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
b. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
c. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
d. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành”.
3. Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự có được đăng ký kết hôn không?
Có thể sau khi đọc qua mục 1 và 2 của bài viết một số độc giả đã có thể có cho mình câu trả lời về vấn đề có hay không trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự có được kết hôn?
Câu trả lời là có. Tức là căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 ta có thể thấy Luật không hề cấm việc đăng ký kết hôn khi đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, để được đăng ký kết hôn người đó phải đảm bảo đúng quy định của luật như đối với nam là đủ 20 tuổi trở lên và với nữ là đủ 18 tuổi trở lên. Vậy, trong trường hợp này chúng ta sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Trường hợp 1: Đó là tại thời điểm đó người nam mới chỉ 17 tuổi. Thì tất nhiên không đủ điều kiện để đang ký kết hôn, bởi theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nam phải đủ 20 tuổi trở lên mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.
– Trường hợp hai: Tại thời điểm đó người nam đã từ đủ 20 tuổi trở lên. Thì người đó đã đủ điều kiện kết hôn.
Tuy nhiên ta phải hiểu thêm một vấn đề là cụm từ “đủ”, “từ đủ” theo luật. Vì Luật hôn nhân gia đình quy định nữ “từ đủ” 18 tuổi trở lên, còn Luật nghĩa vụ quân sự quy định nữ “đủ” 18 tuổi trở lên để mọi người không kiểu sai hai quy định này.
- “Từ đủ”: nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Theo đó từ đủ x tuổi được hiểu là từ ngày sinh nhật thứ x của người ấy.
Ví dụ: Nguyễn Thị B sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2019 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2019.
- “Đủ”: Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên (Khoản 2 Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015)
Người từ x tuổi nếu hiểu theo khái niệm của “từ đủ” thì sẽ xác định là từ ngày đủ x tuổi + 01 ngày.
Ví dụ: Nguyễn Thị B sinh ngày 20/9/2001 thì ngày 20/9/2018 sẽ được xem là đủ 17 tuổi, và từ 18 tuổi xác định từ ngày 20/9/2018 + 01 ngày là ngày 21/9/2018.
Từ những phân tích nêu trên thì nữ đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự người nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải đăng ký sau ngày sinh nhật năm 18 tuổi của mình, chứ nếu trong trường hợp khi họ mới qua ngày sinh nhật năm 17 tuổi +1 ngày được đi nghĩa vụ quân sự nhưng vẫn không đủ điều kiện để đăng ký kết hôn. Nếu việc đăng ký kết hôn vẫn được thực hiên thì là đang vi phạm quy định của pháp luật. Một phần do hiểu sai quy định cua luật vì cùng là 18 tuổi nhưng một bên quy định là “từ đủ” và một bên quy định là “đủ” chứ không giống nhau.
Nếu vẫn cứ cố gắng kết hôn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
“a. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
b. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án”
Đó là vấn đề được đặt ra thứ nhất, còn vấn đề tiếp theo đó là ai cũng biết việc kết hôn là vấn đề đại sự của mỗi con người, do đó, cần thời gian để chuẩn bị tuy nhiên đang trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự có được xin phép để về đăng ký kết hôn hoặc tổ chức hôn lễ không?
Như đã phân tích ở mục 2 thì việc hạ sĩ quan, binh sĩ đang thực hiện nghĩa vụ quân sự chỉ được sắp xếp để nghỉ phép khi đã thực hiện phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Còn nếu là học viên đang học trong các nhà trường thì thời gian được nghỉ là hời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc đăng ký kết hôn và tổ chức hôn lễ không thuộc các trường hợp đặc biệt vì lý do đột suất theo như quy định của pháp luật. Nếu muốn đăng ký kết hôn hoặc tổ chức hôn ễ các bạn có thể lựa chọn thời gian nghỉ phép theo chế độ để được về quê thực hiện việc đại sự của mình
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
– Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015