Không đăng ký kết hôn, ai sẽ là người có quyền nuôi con chung? Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú. Bố mẹ không đăng ký kết hôn giành quyền nuôi con.
Hiện nay, việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không phải là vấn đề quá xa lạ. Tuy nhiên, hệ quả của việc sống thử với nhau mà không đăng ký kết hôn là rất lớn. Khi gặp phải tình huống ly hôn khi không đăng ký kết hôn thì các cặp vợ chồng rất hoang mang về việc giải quyết quyền nuôi con. Vậy khi không đăng ký kết hôn, ai là người có quyền nuôi con chung.
Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc về quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Trường hợp hai bên nam nữ có tổ chức kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn, đồng thời có chung sống với nhau và được hàng xóm láng giềng xung quanh biết tới như vợ chồng thuộc trường hợp nam, nữ sống chung như vợ chồng được pháp
“Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Nếu vợ chồng không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì họ sẽ không được công nhận về mặt pháp lý và như thế đồng nghĩa với việc không phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng giữa hai người. Tuy nhiên, đối với vấn đề liên quan tới con cái trong trường hợp này, pháp luật lại quy định quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đưa ra các quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con về các vấn đề như chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,… Đồng thời, Luật cũng quy định về vấn đề trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, sau khi ly hôn, dù hai người đã đăng ký kết hôn hay chưa thì đều có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đối với người trực tiếp nuôi con, họ có thể tự thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Còn đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
2. Làm sao để giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Nếu muốn giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn, bạn có thể thực hiện một trong hai cách sau đây:
- Hai bên thỏa thuân với nhau về việc nuôi con: Cách đơn giản và đỡ tốn kém nhất là hai người thỏa thuận được với nhau về việc giao con cho người cha hoặc người mẹ trực tiếp nuôi. Nếu có thể thuyết phục được người kia về việc giao con cho bạn nuôi sẽ đảm bảo lợi ích của con tốt hơn và người kia cũng đồng ý thì bạn hoàn toàn có thể nuôi con mà không cần phải trải qua trình tự, thủ tục nào tiếp theo. Tuy nhiên, trường hợp này cũng sẽ rất khó khăn và phức tạp nếu người kia cũng muốn nuôi con và không đồng ý với những gì bạn thuyết phục.
- Khởi kiện lên Tòa án giành quyền nuôi con: Trong trường hợp không thỏa thuận hoặc không thể thỏa thuận, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện lên Tòa án để giành quyền nuôi con. Lúc này, để có thể giành được quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được người kia không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và đồng thời bạn hoàn toàn đáp ứng đủ tất cả những điều kiện đó. Sau khi xem xét những hồ sơ, chứng cứ mà hai bên đưa ra, Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dựa trên lợi ích về mọi mặt của con.
3. Điều kiện làm thủ tục giành quyền nuôi con
Trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận về quyền nuôi con thì điều kiện để đòi lại quyền nuôi con khi nhờ sự can thiệp của Tòa án là:
3.1 Điều kiện về chủ thể:
Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại (Điều 85
3.2 Điều kiện về vật chất (kinh tế)
- Vợ/chồng chứng minh có đủ điều kiện về vật chất như có tài sản thể hiện thông qua có công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi sống người con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.
- Mọi điều kiện về vật chất nhằm đảm bảo cho người con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.
3.3 Điều kiện về tinh thần
- Người có quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bao lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…
- Tạo môi trường sống, học tập, vui chơi cho người con đảm bảo hình thành và phát triển nhân cách bình thường của người con.
3.4 Trình tự thủ tục khởi kiện
3.4.1 Nội dung đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con gồm những nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện;
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).
3.4.2 Thành phần hồ sơ
- Đơn khởi kiện (
mẫu đơn khởi kiện ); - Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);
- Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con
3.4.3 Thủ tục thực hiện
Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận về quyền nuôi con, yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con thì được thực hiện như sau:
a) Vợ/chồng lập
b) Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con. (mẫu đơn yêu cầu thỏa thuận nuôi con)
c)Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp vợ/chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28
a) Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc (mẫu đơnkhởi kiện giành quyền nuôi con)
b) Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
c) Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
d) Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 BLTTDS 2015).
Quyền và nghĩa vụ của người đòi lại quyền nuôi con sẽ phát sinh kể từ khi bản án/quyết định của Tòa không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
Hà Nội, ngày … tháng … năm 201…
ĐƠN XIN GIÀNH QUYỀN NUÔI CON
(V/v: Trong vụ án ly hôn với anh/chị ……… được Tòa án nhân dân…… thụ lý theo số ………)
Kính gửi: Tòa án nhân dân ………Huyện/Tỉnh/TP …………
Tôi là ……………
Sinh ngày:…………
Giấy chứng minh nhân dân số …… do Công an ……… cấp ngày …/…/……,
Hộ khẩu thường trú tại: ………
Ngày …/…/……, vợ chồng tôi đã nộp đơn xin ly hôn và được Tòa án chấp thuận giải quyết. Về tài sản chúng tôi không có tranh chấp gì, tuy nhiên về việc ai là người trực tiếp nuôi dạy con chúng tôi là cháu ……… thì chúng tôi chưa thỏa thuận được
Vì vậy tôi làm đơn này để trình bày một số căn cứ cho việc giành quyền nuôi con của mình như sau:
- Thứ nhất:Vợ/chồng tôi là anh/chị…….. hiện đang trong thời gian còn học tập nên kinh tế chưa ổn định, chưa đảm bảo được việc chăm sóc nuôi dưỡng con tôi.
- Thứ hai:Do vợ/chồng tôi là người có dấu hiệu ngoại tình dẫn đến việc chúng tôi phải ly hôn. Từ đó, tôi nhận thấy vợ/chồng mình không có đủ điều kiện, tư cách đạo đức để có thể nuôi dạy con tôi nên người.
- Thứ ba:Con tôi là cháu ………. hiện đang theo học tại trường ……., là trường thuộc địa bàn nơi tôi cư trú, nên việc để tôi trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cháu tiếp tục cuộc sống bình thường, không bị xáo trộn gây ảnh hưởng tâm lý.
Với những lý lẽ trên, tôi gửi đơn này để yêu cầu Tòa án:
- Trao quyền trực tiếp nuôi cháu ……… cho tôi.
- Yêu cầu vợ/chồng tôi phải trợ cấp nuôi con hàng tháng với số tiền …………….. đồng cho tới khi con tôi đủ 18 tuổi.
Rất mong quý Tòa xem xét để đưa ra quyết định đúng quy định của pháp luật và bảo vệ được quyền lợi cho con tôi, hạn chế tối đa những thiệt thòi mà cháu phải gánh chịu từ việc hai vợ chồng tôi ly hôn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người làm đơn