Đăng ký kết hôn bị sai phải làm sao? Đính chính giấy đăng ký kết hôn? Trình tự, thủ tục đính chính thông tin trên giấy chứng nhận kết hôn.
Đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý, là cơ sở để luật pháp bảo vệ quyền lợi và sự ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ hôn nhân. Giấy đăng ký kết hôn là một loại giấy tờ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận về tình trạng hôn nhân của một cá nhân. Việc đăng ký kết hôn là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người, trong trường hợp xảy ra tranh chấp về tài sản sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định.
Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Nghị định của chính phủ quy định hướng dẫn Luật hộ tịch
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
1. Kết hôn là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được
2. Đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là ghi vào Sổ đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật. Đăng kí kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lý làm cơ sở để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân của nam nữ.
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch mới có giá trị pháp lý. Để được đăng ký kết hôn, nam nữ phải làm
3. Quy định của pháp luật về giấy đăng ký kết hôn
Khi hai bên nam nữ đăng ký kết hôn và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kết hôn thì giấy chứng nhận kết hôn có giá trị sử dụng ngay sau khi người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn ký giấy này và trao cho hai bên nam nữ. Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận kết hôn sẽ chỉ chấm dứt vào thời điểm một bên trong quan hệ hôn nhân chết hoặc có quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án.
Giấy chứng nhận kết hôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp sẽ có hiệu lực trong không gian Việt Nam và nước ngoài.
Giấy chứng nhận kết hôn là bằng chứng xác nhận quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ được xác lập để nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Từ thời điểm được công nhận quan hệ hôn nhân đó thì giữa hai bên nam nữ phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng. Các mối quan hệ về nhân thân, tình cảm, về con cái và tài sản, các nghĩa vụ tài chính của các bên được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, trên cơ sở bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên, hướng hai bên nam nữ tới việc xây dựng đời sống kinh tế và tinh thần chung, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật hộ tịch năm 2014 thì giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cần có những giấy tờ sau:
“a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”
Do đó trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị sai một trong những nội dung trên thì phải làm thủ tục đính chính.
4. Thủ tục cải chính/đính chính giấy Đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2014/NĐ-CP thì trong trường hợp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị sai thì phải làm thủ tục cải chính. Việc cải chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện như sau:
– Theo quy định tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP thì việc cải chính hộ tịch chỉ được thực trong trường hợp:
“a. Việc cải chính hộ tịch chỉ được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
b. Sai sót trong đăng ký hộ tịch là sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch.
b. Việc cải chính nội dung đăng ký khai tử thuộc thẩm quyền của cơ quan đã đăng ký khai tử, theo đề nghị của người có trách nhiệm đăng ký khai tử quy định tại Điều 33 Luật hộ tịch.”
4.1 Thẩm quyền cải chính Giấy đăng ký kết hôn
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
4.2 Hồ sơ làm thủ tục cải chính Giấy đăng ký kết hôn
– Tờ khai (theo mẫu quy định);
– Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn bản chính;
– Chứng minh thư nhân dân gốc;
– Sổ hộ khẩu bản chính;
– Giấy khai sinh bản chính.
4.3 Trình tự thủ tục cải chính giấy đăng ký kết hôn
Căn cứ Điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch:
“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”
Bên cạnh đó, theo Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch thì:
“1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.”
Như vậy, theo các quy định trên thì vợ chồng có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hai người đã đăng ký kết hôn trước đây để làm thủ tục chỉnh sửa thông tin về năm sinh của chồng trên Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp hai bạn đến Ủy ban nhân dân cấp xã không phải nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Mẫu tờ khai cải chính:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH,
BỔ SUNG THÔNG TIN HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC
Kính gửi: (1) …………………..
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……..
Nơi cư trú: (2)……..
Giấy tờ tùy thân: (3)……………..
Quan hệ với người được thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch:………
Đề nghị cơ quan đăng ký việc (4) …….
cho người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ………..
Ngày, tháng, năm sinh: ……….
Giới tính:….. Dân tộc:……….. Quốc tịch: …….
Nơi cư trú: (2) …………
Giấy tờ tùy thân: (3)………..
Đã đăng ký (5) ……………
tại………. ngày……… tháng ……… năm ……….. số: ……… Quyển số:……..
Nội dung: (6)………
………………………
Lý do:…………………
……………..
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Đề nghị cấp bản sao(7): Có , Không ; số lượng:………..bản(7).
Làm tại: ………………………………………. , ngày ………. tháng ……… năm ………..
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người được thay đổi họ, chữ đệm, tên (nếu người đó từ đủ 9 tuổi trở lên); xác định lại dân tộc (nếu người đó từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi)
…………………………….
…………………………….
Ý kiến của cha và mẹ (nếu thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi)
……………………………..
…………………….
……………………………. …………………………….
Chú thích:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.
(2) Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3) Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân, ghi rõ số, cơ quan cấp, ngày cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (Ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(4) Ghi rõ nội dung loại việc đề nghị đăng ký.
Ví dụ: thay đổi họ, tên/ cải chính phần khai về chữ đệm của người mẹ/ xác định lại dân tộc/ bổ sung phần khai về năm sinh của người cha.
(5) Ghi rõ loại việc hộ tịch đã đăng ký trước đây có liên quan.
Ví dụ: Đã đăng ký khai sinh tại UBND xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ngày 05 tháng 01 năm 2015, số 10 quyển số 01/2015.
(6) Ghi rõ nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông hộ tịch, xác định lại dân tộc
Ví dụ: – Được thay đổi họ từ Nguyễn Văn Nam thành Vũ Văn Nam.
– Được cải chính năm sinh từ 1975 thành 1976
(7) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.