Xử lý, khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất? Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý hành vi cản trở quyền sử dụng đất?
Mọi người ai cũng mong muốn có ít nhất một mảnh đất để an cư lạc nghiệp, có quyền định đoạt tài sản sở hữu hợp pháp của mình như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo ý chí, nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, trên thực tế có thể do mâu thuẫn, tranh chấp về quyền sử dụng đất người nhà, hàng xóm, láng giềng và những lý do khác mà có những hành vi cản trở quyền sử dụng đất hợp pháp của chủ sở hữu thì có biện pháp nào xử lý hoặc khởi kiện ra
Mục lục bài viết
1. Thế nào là cản trở quyền sử dụng đất?
Có thể hiểu gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác là một trong những hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải, chất độc hại hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên các thửa đất của mình hoặc đào bới, xây tường, làm hàng rào và các hành vi khác mà hành vi này gây sự cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác. Theo đó những hành vi của người khác tùy theo tính chất mức độ sẽ được giải quyết theo những cách thức khác nhau.
Có thể hiểu pháp luật đã có quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
2. Xử lý, khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất?
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với hành vi cản trở quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp
+ Trong trường hợp người sử dụng đất có hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
+ Khi có những hành vi vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan hành chính của nhà nước có thẩm quyền đã công bố.
+ Khi có đất thì nghĩa vụ của người sử dụng đất là sử dụng đất đúng mục đích đã được giao mà có hành vi vi phạm không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
+ Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp
+ Các cá nhân, tổ chức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật đất đai.
+ Khi người sử dụng đất có những hành vi vi phạm về sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
+ Các cá nhân có thẩm, quyền nhằm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
+ Người có liên quan đến quyền sử dụng đất vi phạm các hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
+ Các cá nhân, tổ chức cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Do đó người nào có hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác là hành vi vi phạm pháp luật đất đai, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
+ Các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
+ Theo quy định của pháp luật thì những người sử dụng đất sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
+ Theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi những tổ chức, cá nhân có những hành vi vi phạm gây cản trở quyền sử dụng đất của người khác
Ngoài hình phạt chính là phạt tiền thì các cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Đối với những hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác thi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; và phạt tiền đến 50.000.000 đồng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm: phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Theo quy định của pháp luật thì thanh tra chuyên ngành về đất đai bao gồm thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền xử phạt đối với những hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác như phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000 đồng và được áp dụng các hình thức áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình thì Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền là phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền của quyền chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền: phạt cảnh cáo và Phạt tiền đến 500.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Thanh tra Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất an ninh theo quy định của pháp luật.
+ Theo quy định của pháp luật rường hợp người có thẩm quyền quy định trên thì khi phát hiện hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan để xử lý hành vi vi phạm những người có hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác.
2.2. Khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất
Khi các bên có quyền lợi bị xâm phạm do hành vi cản trở quyền sử dụng đất của người khác thì có quyền khởi kiện lên
+ Đơn khởi kiện theo mẫu quy định của pháp luật.
+ Người có quyền lợi bị xâm phạm nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc các giấy tờ theo quy định pháp luật đất đai.
+ Người sử dụng đất nộp giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các chế độ cũ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
+ Người sử dụng đất nộp các giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
+ Hoặc nộp thêm giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước 15/10/2003.
+ Hoặc người sử dụng đất nộp thêm giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
+ Người sử dụng đất nộp kèm bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thi hành.
+ Người có quyền sử dụng đất nộp kèm thêm các biên bản giải quyết của các cơ quan chức năng nếu có, các
Ngoài ra người có quyền và nghĩa vụ bị xâm phạm nộp thêm các giấy tờ tùy thân như là chứng minh thư sao y bản chính, sổ hổ khẩu đối với cá nhân, đối với pháp nhân thì nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy quyết định thành lập và các giấy tờ khác có liên quan.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì người bị xâm phạm nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện cho tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.
Do đó, khi bị người khác có hành vi cản trở quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất hoàn toàn yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết để chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.