Đơn ly hôn nộp tại Toà án đã thụ lý có thể rút đơn được hay không? Khi hai vợ chồng đã làm lành với nhau, làm thế nào để rút đơn lý hôn đã nộp? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ hai vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Nộp đơn ly hôn rồi có xin rút lại đơn được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua, tôi đồng ý ký vào đơn ly hôn khi chồng tôi gửi đơn lên TAND quận Gò Vấp. Cán bộ tòa án hẹn 6 ngày sau đến nhận quyết định ly hôn. Sau khi thỏa thuận vợ chồng tôi quyết định muốn rút lại đơn ly hôn thì có được hay không và quyết định ly hôn của tòa đã có hiệu lực chưa? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Về việc bạn đồng ý ký vào đơn ly hôn khi chồng bạn gửi đơn lên TAND quận Gò Vấp thì vụ án ly hôn của anh bạn thuộc trường hợp thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 55
Theo quy định tại điểm a mục 9 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm”
Như vậy thời hạn để cả hai vợ chồng thay đổi ý kiến tối đa là 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải không thành. Kể từ ngày bạn nộp đơn khởi kiện lên Tòa án quận Gò Vấp đến ngày Tòa án hẹn đến lấy Quyết định ly hôn mới chỉ có 6 ngày chưa kể thời gian hòa giải. Như vậy trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng bạn vẫn có quyền thay đổi ý kiến và rút đơn ly hôn. Khi đó, Tòa án quận Gò Vấp đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo Điều 217
2. Người có quyền rút đơn ly hôn:
Khi tham gia vào quá trình tố tụng, một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình. Khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:
“4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.”
Và Khoản 2 Điều 71
“2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.”
Theo quy định này thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện. Cụ thể trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn.
3. Việc rút đơn được khởi kiện tại thời điểm nào?
3.1. Rút đơn khi Tòa án chưa thụ lý vụ án:
Khoản 2 điều 5
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Căn cứ theo quy định này, đương sự có quyền chấm dứt yêu cầu của mình. Như vậy, đối với một vụ án ly hôn, đương sự hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để giải quyết vụ án của mình. Cụ thể trong quá trình tiến hành tố tụng một vụ tranh chấp hôn nhân gia đình tính từ thời điểm nộp đơn đến thời điểm tòa án ra quyết định thụ lý là khoản 15 ngày. Do đó các bên cũng ước lượng thời gian nộp đơn để có thể thực hiện việc rút đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn
3.2. Rút đơn khi tòa án đã thụ lý vụ án:
3.2.1. Rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm:
Trước khi mở phiên tòa, thời điểm này vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nguyên đơn có được rút đơn khởi kiện ly hôn hay không?
Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
“1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án, người yêu cầu ly hôn được quyền rút đơn ly hôn. Nếu nguyên đơn rút hết toàn bộ yêu cầu của mình và không còn yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Tòa án vẫn phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
3.2.2. Rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm:
Căn cứ theo quy định tại điều 243, 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
“Điều 243. Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
Thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu được bắt đầu bằng việc chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau đây:
1. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
2. Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không.
3. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không
Điều 244: Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút”
Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.
3.2.3. Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm:
Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc rút đơn trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:
1.Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu có việc kháng cáo bản án sơ thẩm thì thủ tục ly hôn sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm. Và trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc ly hôn thì nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn và được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu bị đơn đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn. Khi đó, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.
Trường hợp bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp ly hôn theo thủ tục phúc thẩm.
4. Tiền án phí khi thực hiện đã rút đơn khởi kiện:
Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 217 Bộ luật tố dụng dân sự năm 2015 thì:
“2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.“
Như vậy, nếu các bên đường sự rút một phần hoặc toàn bộ đơn khởi kiện thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp sẽ được trả lại cho người đó.
Căn cứ pháp lý: