Mua bán nhà đất nhưng không sang tên thì có hiệu lực pháp luật không? Có hợp đồng mua bán nhà đất công chứng nhưng chưa sang tên có rủi ro gì không?
Mua bán nhà đất nhưng không sang tên thì có hiệu lực pháp luật không? Nhiều hợp đồng chuyển nhượng sang tên nhà đất núp bóng dưới dạng Hợp đồng uỷ quyền hoặc chỉ công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhưng không tiến hành sang tên đổi chủ thì giao dịch này có được pháp luật công nhận hay không?
1.Cơ sở pháp luật
Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai năm 2020
2.Giải quyết vấn đề
Mục lục bài viết
- 1 Thứ nhất, về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 2 Thứ hai, về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 3 Thứ ba, về trình tự thực hiện chuyển đổi đất đai
- 4 Thư tư, thời hạn thực hiện việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- 5 Thứ năm , hợp đồng mua bán viết tay có hiệu lực hay không theo quy định pháp luật
Thứ nhất, về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Quy định tại điều 188Luật đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021 như sau:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp.
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Theo đó khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, không có tranh chấp, không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy kể cả trường hợp có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà chưa làm thủ tục để được cấp thì cũng chưa được phép chuyển nhượng mà phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước.
Thứ hai, về hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
” 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Theo đó, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai thì hai bên phải thành lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng chứng thực.
Thứ ba, về trình tự thực hiện chuyển đổi đất đai
Bước 1: Hai bên sẽ đến văn phòng công chứng thành lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành công chứng chứng hợp đồng. Khi đi thì mình sẽ mang theo: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , sổ hộ khẩu của hai bên, đối với trường hợp người mua đã kết hôn thì có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, còn chưa thì phải có
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:
– Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
– Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– Chứng minh nhân dân + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
– Đối với trường hợp cho tặng, thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
– Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên. Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:
– Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính thì bên mua có thể ký thay.
– Hợp đồng chuyển nhượng; hợp đồng tặng cho; hoặc
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
– Bản sao chứng minh thư nhân dân + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
– Thời hạn sang tên: Theo quy định của pháp luật
Thư tư, thời hạn thực hiện việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở các bên có nghĩa vụ đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai để sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (Sổ đỏ/sổ hồng).
Nghĩa vụ này phải được thực hiện trong thời hạn nhất định theo luật định, nếu quá thời hạn sẽ bị phạt tiền và buộc phải đăng ký theo quy định. Cụ thể, theo điểm a khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013, đối với thửa đất đã có Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (mua bán nhà đất) thì phải đăng ký biến động.
Cũng theo khoản 1 Điều này, đăng ký biến động là bắt buộc khi chuyển nhượng nhà đất. Vậy thời hạn đăng ký biến động là bao lâu?
Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế”
Như vậy, khi chuyển nhượng nhà đất phải đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày , kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.
Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”
Theo quy định trên, việc chuyển nhượng nhà đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Khi chuyển nhượng nhà đất mà không sang tên thì việc chuyển nhượng không có hiệu lực.
Thứ năm , hợp đồng mua bán viết tay có hiệu lực hay không theo quy định pháp luật
Hợp đồng mua bán đất viết tay là dạng hợp đồng được lập thành văn bản viết tay giữa bên chuyển quyền sử dụng đất (bên bán) và bên nhận chuyển quyền sử dụng đất (bên mua) với nội dung chuyển giao quyền sử dụng đất theo các điều kiện, nội dung mà hai bên đã thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật.
Cách gọi của loại hợp đồng này nhấn mạnh hình thức hợp đồng là được viết bằng tay, không có công chứng, chứng thực của Văn phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ theo quy định tại Điều 167 và Điều 188
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3.Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Theo đó muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đảm bảo những điều kiện:
+ Người sử dụng đất muốn chuyển nhượng lại quyền sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp tất cả những người thừa kế quyền sử dụng đất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện sở hữu nhà ở gắn liền với đất thì vẫn được chuyển nhượng dù không có Giấy chứng nhận.
+ Đất không có tranh chấp
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
+ Thời hạn sử dụng đất vẫn còn.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đượccông chứng tại văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, phường tại nơi có đất.
Việc ký kết hợp đồng trước tiên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung của giao dịch dân sự: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Thứ sáu,trường hợp hợp đồng mua bán đất viết tay vẫn có hiệu lực
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
2.Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”
Trong trường hợp, hợp đồng được viết bằng tay, nếu bên mua chưa trả đủ số tiền 2/3 giá trị chuyển nhượng và bên mua chưa thực hiện chuyển giao đất cho ben mua sử dụng trên thực tế thì hợp đồng chuyển nhượng bị vô hiệu do không đáp ứng điều kiện về hình thức hợp đồng. (Điều 122
Trường hợp bên mua có căn cứ chứng minh đã trả tiền đủ từ 2/3 giá trị tiền thỏa thuận theo hợp đồng thì người sử dụng đất yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng mà không cần công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất viết tay không có công chứng chứng thực được sử dụng như một căn cứ pháp lý để người sử dụng đất tiến hành thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên).