Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Các vấn đề cần giải quyết.
- Cấp dưỡng là gì? và điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng.
- Nếu đã làm thủ tục nhận con riêng làm con nuôi thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn
- Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đẻ sau khi ly hôn.
Để tìm hiểu về việc cấp dưỡng cho con riêng khi ly hôn, trước tiên phải xem xét đến điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo quy định tại khoản 24 điều 3 và điều 110
Mục lục bài viết
1. Cấp dưỡng là gì?
Căn cứ theo quy định khoản 24 điều 3
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.’
2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
Căn cứ theo quy định điều 110 nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con.
‘Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Như vậy:
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không chung sống cùng nhau, hoặc có chung sống nhưng người có nghĩa vụ cấp dưỡng lại vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.
Như vậy, khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh. Còn trong trường hợp chồng ly hôn với vợ thì giữa cha dượng và con riêng của vợ không có tồn tại một trong ba quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Do đó, không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa chồng và con riêng của vợ khi vợ chồng ly hôn theo quy định này.
3. Nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng
Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể về nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng:
Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.
Theo quy định này, cha dượng, mẹ kế cũng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng của một bên vợ, chồng. Họ phải thương yêu con riêng, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con có điều kiện học tập và phát triển tốt nhất.
Đối với con riêng chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có tài sản để tự nuôi mình thì cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.
Cha dượng, mẹ kế không được phân biệt đối xử với con riêng, phải tôn trọng con riêng trong việc học nghề, tham gia các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; không được lạm dụng sức lao động của con; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, khi quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế đối với con riêng, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không đề cập đến nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng.
4. Trường hợp đã làm thủ tục nhận con riêng làm con nuôi thì nghĩa vụ cấp dưỡng thế nào?
Theo quy định tại Điều 78
“Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi”.
Vì vậy, khi tiến hành nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi thì cha, mẹ nuôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn. Còn nếu không nhận con riêng làm con nuôi thì không phải trợ cấp cho chon riêng của vợ/chồng sau ly hôn.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đẻ sau khi ly hôn
a. Đối tượng được nhận cấp dưỡng.
Điều 110 Luật HN&GĐ 2014 quy định đói tượng nhận cấp dưỡng bao gồm:
-Con chưa thành niên.
-Con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
b. Nghĩa vụ cấp dưỡng thuộc về ai?
Thông thường khi con cái không sống chung với cha mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng trở thành nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối cha/ mẹ – người không trực tiếp nuôi dạy đứa trẻ. Vậy, làm sao để xác định ai là người có quyền nuôi dạy đứa trẻ, ai là người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Trường hợp 1: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình
Hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người trực tiếp nuôi con dựa trên các căn cứ sau:
Các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
Đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ kể cả về vật chất và tinh thần.
Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con đồng thời cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Tòa án xem xét việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người trực tiếp nuôi con dựa trên:
Mức độ vi phạm. Những vi phạm này phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để có thể yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi
Có yêu cầu Tòa án yêu cầu bên trực tiếp nuôi con từ bên không trực tiếp nuôi con thực hiện cam kết thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một khoản tối thiểu để đảm bảo nh cầu thiết yếu và cơ bản của con.
Điều này nhằm đảm bảo việc nuôi con của bên trực tiếp nuôi con có trách nhiệm hơn, tránh trường hợp bỏ bê, không quan tâm con cái do thù ghét chồng/vợ trước hoặc lấy lý do đời sống khó khăn để yêu cầu mức cấp dưỡng cao hơn.Lưu ý: nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vậy có khi nào nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra hay không?
Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra, tức là bên còn lại sẽ nghiễm nhiên có nghĩa vụ nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; bởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lượi ích hợp pháp cơ bản.
c. Phương thức cấp dưỡng
Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014 thì có hai phương thức cấp dưỡng:
Cấp dưỡng theo định kỳ:
Đến kỳ cấp dưỡng cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án gỉai quyết.ức cấp dưỡng là bao nhiêu?
Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định Điều 116 Luật HN&GĐ 2014 về mức cấp dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người đã chấp nhận mức cấp dưỡng thấp hơn những nhu cầu thiết yêu của con trên thực tế, thậm chí là không yêu cầu cấp dưỡng với mong muốn có được quyền nuôi con. Điều này đồng thời vi phạm nghiêm trọng Luật HN&GĐ cũng như gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.
Tóm lại,khi tiến hành nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi thì cha, mẹ nuôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn. Còn nếu không nhận con riêng làm con nuôi thì không phải trợ cấp cho chon riêng của vợ/chồng sau ly hôn.