Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro thỏa thuận gây ra.
1. Hợp đồng bảo hiểm
- Khái niệm
Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là một khoản phí bảo hiểm. Hay còn là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Tuy nhiên thì không phải mọi rủi ro đều được chấp nhận bảo hiểm mà phải có những đặc điểm nhất định.
Theo điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm thì :
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”
- Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm.
– Hợp đồng bảo hiểm có đặc điểm giúp phân biệt với các hợp đồng khác là nó có tính chất vô hình. Tính không thể tách rời và cất giữ, nó không có tính đồng nhất và cũng không được bảo hộ bản quyền.
– Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
– Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có điều khoản mẫu (hợp đồng gia nhập), là hợp đồng song vụ có điều kiện và bao giờ cũng thể hiện dưới hình thức văn bản.
– Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có chứa đựng tính chất may rủi. Nếu không tồn tại rủi ro thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Do vậy mà yếu tố trung thực của các bên tham gia bảo hiểm là yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm quyền lợi cho cả người than gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm.
2.1 Bên bảo hiểm
Là tổ chức kinh doanh bảo hiểm (doang nghiệp bảo hiểm), trung gian bảo hiểm. Quyền và nghĩa vụ vủa doanh nghiệp bảo hiểm được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi bổ sung năm 2010.
Để trở thành một bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm thì bên bảo bảo hiểm phải có những điều kiện sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Phải là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo Luật kinh doanh bảo hiểm (được Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động và giấy phép đó có hiệu lực pháp lý Điều 62, 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010).
– Hợp đồng bảo hiểm được ký kết phù hợp nội dung hoạt động được ghi trong giấy phép được cấp.
– Người đại diện ký kết hợp đồng bảo hiểm phải có đủ năng lực và thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2.2 Bên mua bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm bao gồm người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Để trở thành một bên chủ thể của hợp đồng bảo hiểm thì tổ chức, cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự và phải thoả mãn các điều kiện được quy định trong từng chế độ bảo hiểm cụ thể. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm được quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được.
3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là tranh chấp kinh tế hoặc dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một hoăc cả 2 bên tham gia ký kết( bên tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm). Khi có tranh chấp xảy ra trước hết các bên phải giải quyết thông qua thương lượng trực tiếp hoặc hoà giải với sự tham gia của bên thứ ba. Trong trường hợp các bên không thể hoà giải được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài hoặc tại toà án có thẩm quyền do các bên lựa chọn.