Pháp luật Việt Nam hiện nay không có hạn chế về phạm vi lập vi bằng theo tỉnh thành. Do đó, bạn cũng có thể lựa chọn thừa phát lại ở bất cứ tỉnh thành nào để lập vi bằng miễn sao thuận tiện; chi phí hợp lý và đảm bảo an toàn. Sau đây là bài viết về danh sách các văn phòng thừa phát lại tại Vũng Tàu, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Vũng Tàu:
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Vũng Tàu chưa có văn phòng thừa phát lại nào được thành lập. Điều này có nghĩa là người dân và các tổ chức tại Vũng Tàu chưa thể trực tiếp sử dụng dịch vụ của các văn phòng thừa phát lại trong khu vực. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam không có sự hạn chế về phạm vi lập vi bằng giữa các tỉnh thành. Điều này có nghĩa là người dân và các doanh nghiệp có thể chọn lựa các văn phòng thừa phát lại ở bất kỳ tỉnh thành nào để thực hiện dịch vụ lập vi bằng miễn là lựa chọn đó đảm bảo sự thuận tiện, chi phí hợp lý và tính an toàn trong các giao dịch pháp lý.
Việc lập vi bằng từ các văn phòng thừa phát lại ở các địa phương khác có thể mang lại sự linh hoạt cho người dân, đặc biệt là trong các trường hợp không có sẵn văn phòng thừa phát lại tại địa phương. Tuy nhiên, khi lựa chọn dịch vụ này người sử dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng dịch vụ và các yếu tố liên quan để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý.
2. Khái niệm và chức năng văn phòng Thừa phát lại:
Thừa phát lại Bà Rịa – Vũng Tàu hiện được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chung cho Thừa phát lại. Đặc biệt là Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; hay còn gọi là Nghị định 08 về thừa phát lại.
Khái niệm văn phòng thừa phát lại
Khoản 1, Điều 17 nghị định 08/2020/NĐ-CP ghi nhận khái niệm này như sau:
“Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh”.
Theo quy định trên, các văn phòng Thừa phát lại Bà Rịa – Vũng Tàu có thể được thành lập dưới nhiều loại hình. Tuy nhiên, tên gọi đều được đặt chung là “Văn phòng Thừa phát lại”. Nối tiếp cụm từ này là tên riêng của từng văn phòng. Ví dụ: Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình; Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đô,…
Các văn phòng thuộc danh sách văn phòng Thừa phát lại tại Bà Rịa – Vũng Tàu đều được thành lập dựa trên Quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tiếp đó, được Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Chức năng của các Văn phòng Thừa phát lại
Theo quy định pháp luật, chức năng của Văn phòng Thừa phát lại gồm:
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án; của cơ quan Thi hành án dân sự theo Luật Tố tụng; theo Luật Thi hành án dân sự;
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
- Trực tiếp tổ chức thi hành án các Bản án; Quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện các chức năng trên, Văn phòng Thừa phát lại tại Bà Rịa – Vũng Tàu cần tuân thủ đúng phạm vi công việc và một số yêu cầu pháp luật quy định khác.
3. Dịch vụ lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại:
Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng thừa phát lại có quyền lập vi bằng để ghi nhận các sự kiện và hành vi thực tế có thật theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân. Việc lập vi bằng này không chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Nam Định mà có thể thực hiện trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là các Văn phòng thừa phát lại có thể tiến hành lập vi bằng cho các sự kiện và hành vi pháp lý tại bất kỳ địa phương nào trong cả nước, miễn là có sự yêu cầu hợp pháp từ các bên liên quan.
Vi bằng là một hình thức chứng thực các sự kiện, hành vi có thật được lập bởi thừa phát lại và có giá trị pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Thực tế, việc lập vi bằng giúp các bên tham gia trong các giao dịch, hợp đồng hay sự kiện pháp lý có bằng chứng rõ ràng về sự kiện đã diễn ra từ đó hạn chế tranh chấp pháp lý sau này.
Văn phòng thừa phát lại có thể ghi nhận nhiều loại sự kiện, hành vi khác nhau, chẳng hạn như các giao dịch mua bán, thỏa thuận về tài sản, việc phân chia tài sản của vợ chồng, các vi phạm về bản quyền, hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng như những hành vi liên quan đến đất đai, xây dựng, cho thuê tài sản, v.v. Quy định này nhằm đảm bảo rằng các sự kiện và hành vi pháp lý sẽ được chứng thực một cách chính xác, minh bạch, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tham gia trong các giao dịch dân sự và thương mại:
-
Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống và các hành vi gây thiệt hại do người khác và tổ chức gây ra.
-
Lập vi bằng ghi nhận hành vi gây tiếng ồn, gây ô nhiễm môi trường.
-
Lập vi bằng ghi nhận hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm bản quyền.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc giao thông báo đòi nợ.
-
Lập vi bằng ghi nhận về việc đứng tên dùm tài sản cho công ty.
-
Lập vi bằng ghi nhận về việc các bên thoả thuận giao tài sản để đảm bảo thực hiện
hợp đồng thương mại . -
Lập vi bằng ghi nhận về hiện trạng các phòng làm việc của công ty.
-
Lập vi bằng ghi nhận thoả thuận nuôi con.
-
Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng thiết bị điện.
-
Lập vi bằng ghi nhận về việc các gian hàng bán ẩm thực.
-
Lập vi bằng ghi nhận trong lĩnh vực internet, việc đưa lên một trang website các dữ liệu thuộc sở hữu của người khác hoặc doanh nghiệp, vi phạm sở hữu trí tuệ.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc nhà kế bên xây dựng làm ảnh hưởng đến hiện trạng nhà trước, trong và sau khi xây dựng.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc lấn chiếm đất, hiện trạng nhà trước, trong và sau xây dựng.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc công trình xây dựng có khiếm khuyết hoặc trễ hạn.
-
Lập vi bằng ghi nhận gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc giao thông báo đòi nhà cho thuê, cho ở nhờ.
-
Lập vi bằng ghi nhận cho thuê nhà, cho thuê tài sản đến hạn không trả tiền.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở tài sản trái pháp luật.
-
Lập vi bằng ghi nhận về hợp đồng đặt cọc cho việc thoả thuận mua bán xe ô tô.
-
Lập vi bằng ghi nhận về việc giao tiền cho người khác mua dùm nhà, đất.
-
Lập vi bằng ghi nhận về việc hai bên mua bán nhà bằng giấy tay.
-
Lập vi bằng ghi nhận về hợp đồng đặt cọc cho việc mua bán căn hộ chung cư.
-
Lập vi bằng ghi nhận về việc đứng tên dùm trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
-
Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
-
Lập vi bằng ghi nhận tài sản riêng của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân.
-
Lập vi bằng ghi nhận việc phân chia tài sản của vợ chồng (trước hoặc sau ly hôn).
-
Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận nhà, giao tiền.
Phí lập vi bằng
Hiện nay phí dịch vụ lập vi bằng phụ thuộc vào từng trường hợp lập vi bằng và quy định của mỗi văn phòng thừa phát lại. Đối với các vi bằng đơn giản; ngắn gọn và được lập trực tiếp tại Văn phòng thừa phát lại thì giá lập vi bằng sẽ khoảng trên dưới 3.000.000 đồng.
Đối với các vi bằng phức tạp; phạm vi; khối lượng công việc lớn như: Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản; Kiểm kê số lượng, khối lượng tài sản, hàng hóa; Ghi nhận nội dung ghi âm; ghi hình với dung lượng lớn; thời gian dài;… thì phí lập vi bằng có thể cao hơn khá nhiều.
Ngoài ra nếu bạn cần thừa phát lại lập vi bằng tận nơi tại địa chỉ yêu cầu thì cũng sẽ phải thanh toán thêm các khoản chi phí đi lại, làm việc thêm.
THAM KHẢO THÊM: