Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có nhiều văn phòng Thừa phát lại hoạt động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và doanh nghiệp. Chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc bài viết dưới đây về Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại An Giang để bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ này.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại An Giang:
STT | Tên văn phòng | Địa chỉ | Thông tin khác |
1 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI MIỀN TÂY | Tổ 34, khóm Thị 2., Thị trấn Chợ Mới, Huyện Chợ Mới, An Giang | Mã số thuế: 1602166893 Trưởng văn phòng: Trần Thị Kim Tiến |
2 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THOẠI SƠN | Số 31, Tôn Đức Thắng, ấp Đông Sơn 2, Thị trấn Núi Sập, Huyện Thoại Sơn, An Giang | Mã số thuế: 1602155475 Trưởng văn phòng: Nguyễn Thị Minh Loan |
3 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRẦN HẢI QUÂN | Số 202, Lê Lợi, Ấp Hòa Phú 4, Thị Trấn An Châu, Huyện Châu Thành, An Giang | Mã số thuế: 1602153598 Trưởng văn phòng: Trần Hải Quân |
4 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI LONG XUYÊN | Số 15/16 Hoàng Văn Thụ, Phường Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên , An Giang | Mã số thuế: 1601935641 Trưởng văn phòng: Nguyễn Thị Vàng |
5 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI AN GIANG | 87 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Chợ Mới, Huyện Chợ Mới, An Giang | Mã số thuế: 1601917667 Trưởng văn phòng: Đỗ Huỳnh Hiền |
6 | VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI CHÂU ĐỐC | 124 Phan Đình Phùng, Phường Châu Phú B, Thành phố Châu Đốc, An Giang | Mã số thuế: 1601917385 Trưởng văn phòng: Tăng Quốc Thừa |
2. Thời gian làm việc của các văn phòng Thừa phát lại ở An Giang:
Hiện nay, đa phần các văn phòng Thừa phát lại ở An Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung đều làm việc theo giờ hành chính của nhà nước. Cụ thể thời gian làm việc như sau:
-
Từ thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00
Buổi chiều: từ 13h30 đến 17h00.
-
Thứ 7: Buổi sáng: từ 8h00 đến 12h00.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác hoặc theo sự yêu cầu của khách hàng thì các văn phòng Thừa phát lại ở An Giang sẽ làm việc ngoài giờ hành chính để đáp ứng nhu cầu của công việc và đảm bảo sự thuận tiện nhất cho khách hàng. Nếu khách hàng có lịch bận có thể liên hệ với văn phòng Thừa phát lại ở An Giang để sắp xếp lịch hẹn, trao đổi thông tin và tài liệu cần thiết để lập vi bằng cho vụ án.
3. Trình tự, thủ tục làm việc của văn phòng Thừa phát lại ở An Giang:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng:
Trước khi đến văn phòng thừa phát lại ở An Giang để thực hiện lập Vi bằng, khách hàng nên liên hệ trước với văn phòng mình đã lựa chọn để được tư vấn sơ bộ về vấn đề pháp lý cần giải quyết và chuẩn bị sẵn một số tài liệu như:
+ Giấy tờ về nhân thân: CC, CCCD, sổ hộ khẩu,…
+ Tài liệu khác liên quan đến vụ việc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, biên bản làm việc, bản cam kết, hợp đồng,…
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu lập Vi bằng:
Khách hàng sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập Vi bằng cho Thư kí nghiệp vụ của văn phòng. Dựa trên các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp thì Thư ký nghiệp vụ hoặc thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc. Nếu yêu cầu của khách hàng hợp pháp thì khách hàng sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập Vi bằng.
Bước 3: Thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng:
Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập Vi bằng thì văn phòng thừa phát lại và khách hàng sẽ ký hợp đồng dịch vụ. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên nhưng nhìn chung sẽ có một số nội dung cơ bản như:
+ Thông tin cá nhân của bên yêu cầu (họ, tên; số chứng minh thư; địa chỉ; thông tin liên hệ;…) và thông tin của bên cung cấp dịch vụ lập Vi bằng (tên văn phòng; địa chỉ; người đại diện…).
+ Nội dung sự việc cần lập Vi bằng
+ Thời gian, địa điểm lập Vi bằng
+ Chi phí thực hiện
+ Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Bước 4: Tiến hành lập Vi bằng.
Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà Vi bằng có thể được lập tại trụ sở của Thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập Vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó để phục vụ cho quá trình lập Vi bằng một cách chính xác, khách quan.
Tại địa điểm lập Vi bằng Thừa phát lại và Thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép, đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim,… Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho Vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và Vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.
Sau khi hoàn tất trình tự trên thì để Vi bằng có giá trị pháp lý thì một bản của Vi bằng sẽ được gửi đến Sở Tư pháp tỉnh An Giang để đăng ký trong thời hạn 03 ngày.
4. Chi phí thừa phát lại ở An Giang:
Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu (Điều 61 Nghị định 08/2020/NĐ-CP). Chi phí thừa phát lại được chia thành các loại như sau:
-
Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại (Điều 62 Nghị định 08/2020/NĐ-CP): Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự do Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại trong hợp đồng. Khung mức chi phí tống đạt được quy định như sau:
+ Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc.
+ Trường hợp tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về chi phí tống đạt, bao gồm: Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài (Điều 63 Nghị định 08/2020/NĐ-CP): Chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
-
Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án (Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP):
+ Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
+ Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có).
-
Chi phí thi hành án dân sự (Điều 65 Nghị định 08/2020/NĐ-CP): Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự do pháp luật về phí, lệ phí quy định. Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
THAM KHẢO THÊM: