Hiện nay, Thừa phát lại đã không còn xa lạ với người dân tại Ninh Bình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị thừa phát lại uy tín, chuyên nghiệp tại Ninh Bình. Dưới đây là bài viết về Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Ninh Bình giúp bạn đọc tiếp cận với dịch vụ thừa phát lại ở Ninh Bình thuận tiện nhất. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Văn phòng thừa phát lại tại Ninh Bình:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa có Văn phòng Thừa phát lại nào được thành lập.
Tuy nhiên, theo quy định pháp luật, phạm vi lập vi bằng không bị giới hạn theo địa giới hành chính. Do đó, bạn có thể liên hệ với các Văn phòng Thừa phát lại ở các tỉnh, thành phố lân cận để sử dụng dịch vụ lập vi bằng hoặc các dịch vụ khác liên quan. Việc này giúp bạn tiếp cận được các dịch vụ pháp lý cần thiết dù tại địa phương chưa có Văn phòng Thừa phát lại.
2. Thủ tục thừa phát lại lập vi bằng ở Ninh Bình:
Bước 1. Liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại
-
Bạn cần liên hệ với Văn phòng Thừa phát lại ở tỉnh, thành phố lân cận (Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa,…) để trình bày nhu cầu lập vi bằng.
-
Thông tin liên hệ thường có trên website hoặc qua các kênh hỗ trợ pháp lý.
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ và thông tin cần thiết
Khi yêu cầu lập vi bằng, bạn cần chuẩn bị:
-
Giấy tờ tùy thân: CC/CCCD hoặc hộ chiếu.
-
Các tài liệu liên quan: Hồ sơ, giấy tờ chứng minh sự kiện hoặc hành vi cần lập vi bằng (nếu có).
-
Mô tả sự kiện: Cụ thể, chi tiết về sự kiện, hành vi hoặc hiện trạng mà bạn muốn ghi nhận.
Bước 3. Ký hợp đồng dịch vụ
Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Văn phòng Thừa phát lại sẽ xem xét và lập hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng cần nêu rõ:
-
Nội dung vi bằng.
-
Địa điểm, thời gian thực hiện.
-
Chi phí và các nghĩa vụ của các bên.
Bước 4. Thực hiện lập vi bằng
-
Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến địa điểm ghi nhận sự kiện, hành vi hoặc hiện trạng theo yêu cầu.
-
Quá trình này có thể được ghi nhận bằng hình ảnh, video hoặc các tài liệu bổ sung khác để đảm bảo tính khách quan.
Bước 5. Nhận vi bằng
-
Sau khi hoàn tất, vi bằng sẽ được lập thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của Thừa phát lại và dấu của Văn phòng.
-
Khách hàng sẽ nhận được 01 bản vi bằng để sử dụng làm bằng chứng hoặc trong các giao dịch pháp lý khác.
Bước 6. Thanh toán phí dịch vụ
Phí lập vi bằng phụ thuộc vào:
-
Nội dung, tính chất của sự kiện hoặc hành vi.
-
Khoảng cách địa lý từ Văn phòng đến địa điểm thực hiện.
Các lưu ý quan trọng:
-
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, chứng thực.
-
Vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ ghi nhận sự kiện, hành vi và được sử dụng trong các tranh chấp hoặc quá trình xét xử.
3. Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại ở Ninh Bình:
* Trình tự thực hiện:
+ Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại gửi hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
+ Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Thông tin chi tiết |
Trực tiếp | 40 Ngày | Phí : 1.000.000 Đồng | + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. |
Trực tuyến | 40 Ngày | Phí : 1.000.000 Đồng | + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. |
Dịch vụ bưu chính | 40 Ngày | Phí : 1.000.000 Đồng | + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. + Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. |
* Thành phần hồ sơ:
Bao gồm:
Tên giấy tờ | Số lượng |
Giấy đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
* Đối tượng thực hiện: Công dân Việt Nam
* Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
* Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép thành lập Văn phòng thừa phát lại
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
+ Thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt.
+ Thừa phát lại đã chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại không được phép thành lập, tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng.
4. Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại ở Ninh Bình:
* Trình tự thực hiện:
+ Văn phòng Thừa phát lại gửi hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
+ Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
* Cách thức thực hiện:
Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Mô tả |
Trực tiếp | 7 Ngày làm việc | + Đối với trường hợp thay đổi Trưởng Văn phòng thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. + Đối với các trường hợp thay đổi khác thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Trực tuyến | 07 Ngày làm việc | + Đối với trường hợp thay đổi Trưởng Văn phòng thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. + Đối với các trường hợp thay đổi khác thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
Dịch vụ bưu chính | 7 Ngày làm việc | + Đối với trường hợp thay đổi Trưởng Văn phòng thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. + Đối với các trường hợp thay đổi khác thì thời hạn cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. |
* Thành phần hồ sơ:
Tên giấy tờ | Số lượng |
Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
Giấy tờ chứng minh việc thay đổi và bản chính Giấy đăng ký hoạt động. | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
* Đối tượng thực hiện: Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX)
* Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp
* Kết quả thực hiện: Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
Khi thay đổi một trong các nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại bao gồm: tên, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại, họ tên Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, danh sách Thừa phát lại hợp danh và danh sách Thừa phát lại làm việc theo chế độ
THAM KHẢO THÊM: