Bài thơ Quê hương là lời tâm sự chân thành để nhà thơ Tế Hanh đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương tha thiết và chân thành của mình. Mỗi câu thơ lại là sự thương nhớ vô bờ về sứ Quảng nơi sinh ra tác giả. Dưới đây là bài viết tham khảo về Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay:
- 2 2. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh hay nhất:
- 3 3. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh ngắn gọn nhất:
- 4 4. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh ấn tượng nhất:
- 5 5. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh điểm cao nhất:
- 6 6. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh 10 điểm:
1. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay:
Quả đúng với lời nhận xét: “Dường như trong kí ức của người đi xa đầy ắp những kỷ niệm của quê hương, xứ sở và luôn thường trực một nỗi nhớ khôn nguôi” bài thơ Quê hương của Tế Hanh là những dòng tâm trạng của một người con vùng sông nước dù đi xa vẫn mang nặng nỗi lòng nhớ nhung về quê hương đất nước. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là bức tranh về một làng chài nghèo, với hình ảnh người dân sống vất vả, chăm chỉ nhưng khi nhớ về quê hương, tác giả chỉ thấy vẻ đẹp tươi sáng với phẩm chất cao đẹp của người lao động. Phải chăng vì ngôi làng ấy có dòng sông êm đềm trong lành, gần biển tự do tự tại và nhất là nhờ có một trái tim trẻ khỏe. Qua bài thơ người đọc thấy được không chỉ riêng đối với Tế Hanh mà với tất cả những người đã đi xa, quê hương luôn là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa. Nhưng câu ca dao, dân ca dường như cũng đã thấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh. Đọc bài thơ người đọc cảm thấy thật bồi hồi, bùi ngùi khi nhớ quê hương một nỗi nhớ vô cùng da diết, nó luôn dạt dào và cháy bỏng. Quê hương cũng là minh chứng sâu sắc cho sức sống của tác giả, ở một khía cạnh nào đó, ta thấy tình yêu quê hương và tấm lòng của Tế Hanh thật đa chiều và phức tạp.
2. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh hay nhất:
Như vậy qua việc phân tích bài thơ Quê hương ta thấy được khác với những lời thơ của Huy Cận, của Lưu Trọng Lư mang vẻ đầy hư ảo, hay khác với thơ Hàn Mặc Tử, thơ Thơ Chế Lan Viên đầy nỗi sầu đau thì những lời thơ của Tế Hanh luôn trong sáng, lành mạnh và rất thực. Bởi tác giả có một miền quê sông nước với những đời sống vất vả nhưng yên bình thực được ông luôn dõi theo bằng con mắt chân thành, bằng trái tim có địa chỉ rõ ràng. Nửa đời người, do thời cuộc chia cắt, nhà thơ Tế Hanh phải xa quê hương, khi trở về sau vào mùa hè đại thắng, mùa xuân thống nhất đất nước – 1975, dòng sông, làng quê mang lại cho ông những cảm xúc mới mẻ nhưng cũng rất hoài niệm. Có thể nói thơ của Tế Hanh viết về quê hương trước và hai mươi năm sau Cách mạng tháng Tám mang vẻ đẹp của một khúc ca trong trẻo, thiết tha và nên thơ về dòng sông mẹ hiền đã “tắm mát cả đời tôi”, về ngôi làng quê vạn chài luôn che chở và ôm ấp, vỗ về những thời thơ ấu của nhà thơ. Mỗi chúng ta một lần nữa hạnh phúc vui sướng khi được giao lưu với một hồn thơ lành mạnh, trong sáng nhưng rất giản dị mà sâu sắc. Nó không đè nặng lên người đọc những hình bóng siêu hình hay những vô thức, nó đang chắp cánh cho những ước mơ nhỏ bé, nuôi dưỡng trong mỗi chúng ta về một tình yêu quê hương sâu nặng, là bến đỗ bình thản, yên ả nhất của ta trong cuộc đời cũng là sự thôi thúc mỗi người vươn lên để xây dựng và phát triển quê hương.
3. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh ngắn gọn nhất:
Với tâm hồn thanh cao và bình dị, nhà thơ Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới của nền văn học nước ta thời kì đó nhưng giọng văn của ông không có những tư tưởng sầu đời, thoát li với thực tại, hay là sự chìm đắm trong không gian của cái tôi riêng tư như bao nhà thơ thời kì ấy. Thơ của Tế Hanh là tấm hồn người thi sĩ đã hoà quyện cùng với tâm hồn nhân dân, tâm hồn dân tộc, hoà mình và đắm chìm vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Bài thơ“Quê hương” – hai tiếng gọi sao mà thân thương, quê hương – nơi chất chứa niềm tin và nỗi nhớ, luôn hiện hữu trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi là Tế Hanh – đó là những vẻ đẹp thiêng liêng nhất, tươi sáng và thuần túy nhất. Bài thơ với giọng điệu khoẻ khoắn, cùng những hình ảnh sinh động đầy sáng tạo đã mang lại cho người đọc cảm giác đầy tự hào, ngôn ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm vẽ lên một bức tranh khung cảnh quê hương mang hồn, chất “rất Tế Hanh”. Nó khiến cho bất cứ ai, dù đang ở bất cứ nơi đâu, cũng sẽ thêm yêu và hướng tâm hồn, trái tìm về quê hương thân thương của mình
4. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh ấn tượng nhất:
Có thể coi bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ nên một bức tranh làng quê miền biển trong sáng, sinh động, lãng mạn và trữ tình với những hình ảnh khỏe khoắn, sôi nổi của người dân làng chài và những hoạt động lao động thường ngày của người dân làng chài. Nổi bật trong bức tranh đó là ba hình ảnh: người đánh cá, cánh buồm và con thuyền. Hình ảnh nào cũng đẹp, sắc nét, phóng khoáng, tràn đầy sức sống, đượm hương biển. Có thể coi đó là nét riêng, là hồn quê hương mà nhà thơ lưu luyến suốt đời. Chính vì thế mà bức tranh quê trong nỗi nhớ của Tế Hanh không đượm một vẻ u buồn như bức tranh của các nhà thơ mới với con đò lười nằm trên sông, bức tranh đứng lặng. thơ) mà là một bức tranh quê với những đường nét tươi tắn, khỏe khoắn được vẽ nên từ tình cảm đậm đà, trong sáng của tuổi trẻ đối với quê hương. Nếu không gắn bó, yêu quê hương bằng tình cảm trong sáng, đằm thắm thì nhà thơ không thể cảm nhận và thể hiện một cách tài hoa, sinh động vẻ đẹp của miền quê, miền quê trong những câu thơ trong lành. Thật nóng bỏng, thật cuồng nhiệt. Bài thơ như một lời thay cho tình yêu quê hương đất nước của những người con xa quê, thôi thúc con người ta tìm về quê hương nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn liền với ta ngay từ khi ta cắt tiếng khóc chào đời, là nơi ta đặt những bước chân nhỏ bé đầu tiên và cũng chính là nơi chấp cánh để ta vươn lên thực hiện những ước mơ hiện tại.
5. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh điểm cao nhất:
Như vậy có thể thấy hình ảnh quê hương đã trở thành một hệ thống hình ảnh hoài niệm đi theo suốt đời thơ Tế Hanh. Những ngày rời xa quê hương, trong lòng nhà thơ Tế Hanh luôn đau đáu, sâu nặng với nỗi nhớ quê hương da diết. Nhớ về quê hương vùng sông nước thân yêu, nhà thơ nhớ về những hình ảnh bình dị, thân thuộc của ở nơi, với làn nước trong xanh của biển, đàn cá bạc trên những con thuyền vôi ngày đêm ra khơi và đặc biệt là “mùi mặn” là hương vị của biển. Vị mặn của biển ấy đã thấm sâu vào từng ngư dân làng chài. Chắc hẳn một nhà thơ phải yêu quê hương lắm thì tác giả mới có thể viết nên những lời thơ mang một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng như vậy. Bằng những hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo lãng mạn, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, bài thơ “Quê hương” đã giúp đọc giả cảm nhận được tình yêu quê hương chân thành, tha thiết của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu quê hương đã trở thành một niềm đam mê không nguôi khiến các tác phẩm của nhà thơ hầu như đều luôn hướng về quê hương. Có thể nói, hình tượng quê hương là điểm khởi đầu sự nghiệp sáng tác thi ca của Tế Hanh và là cội nguồn. Chủ đề không bao giờ cũ của thi sĩ xứ Quảng. Càng đọc những lời thơ sâu sắc, ta càng cảm nhận được tình yêu quê hương của tác giả, nó cũng khiến chúng ta càng thêm yêu thương tự hào mỗi khi nhắc về quê hương và quả đúng là “Quê hương nếu ai không nhớ – Sẽ không lớn nổi thành người”.
6. Mẫu kết bài bài thơ Quê hương của Tế Hanh 10 điểm:
Với những hình ảnh thơ độc đáo đầy sáng tạo và đậm chất lãng mạn cùng ngôn ngữ thơ tuy giản dị, tự nhiên mà vô cùng sâu sắc bài thơ “Quê hương” đã giúp đọc giả cảm nhận một cách chân thực, tha thiết nhất về tấm lòng, tình yêu quê hương đất nước của người con phải xa quê vì thời cuộc là nhà thơ Tế Hanh. Quả đúng là như câu thơ “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Người con ấy luôn mang nặng trong lòng nỗi nhớ về quê hướng với màu nước biển xanhxanh, nhớ đàn cá bạc, nhớ những cánh buồm vôi căng mình đón gió, nhớ cả những con người lao động ngày ngày lái thuyền rẽ sóng ra khơi và đặc biệt là cái mùi nồng mặn xa xăm của quê biển.