Dịch vụ thẩm định giá tại Thừa Thiên Huế hiện nay đang phát triển mạnh mẽ với nhiều công ty uy tín và chuyên nghiệp. Luật Dương Gia xin gửi tới bạn đọc Danh sách các Công ty thẩm định giá tại Thừa Thiên Huế nhằm giúp bạn đọc có thể có được thông tin khái quát và tiếp cận với dịch vụ thẩm định nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Mục lục bài viết
1. Danh sách các Công ty thẩm định giá tại Thừa Thiên Huế:
STT | Công ty thẩm định giá | Thông tin cơ bản |
1 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG TẠI THỪA THIÊN HUẾ | Địa chỉ: Số 49 Lê Trung Đình, Phường Thuận Lộc, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0105563994-005 Người đại diện: HOÀNG THỊ TƯỜNG VIÊN |
2 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÔNG NAM TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ | Địa chỉ: 30 Hùng Vương, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0304770466-011 Người đại diện: HỒ ĐẮC HIẾU Điện thoại: 0903 109 801 |
3 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ THẾ KỶ TẠI THỪA THIÊN HUẾ | Địa chỉ: số 4/43 đường Lý Thường Kiệt, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0102658944-022 Người đại diện: ĐỖ THỊ THANH HUYỀN Điện thoại: 0247 3080 456 |
4 | CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ TT.HUẾ | Địa chỉ: Tầng 2, số 39 đường Tố Hữu, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 3301514558 Người đại diện: LÊ VĂN LỘC Điện thoại: 0234 3895 995 |
5 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN VIỆT NAM TẠI THỪA THIÊN HUẾ (Tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn) | Địa chỉ: 33 Trường Chinh, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0106464001-001 Người đại diện: LÊ VĂN LẬP Điện thoại: 0906 443 345 |
6 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ DTA | Địa chỉ: Số 2 Điềm Phùng Thị, Phường Vỹ Dạ, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0105309652-003 Người đại diện: TRẦN ĐỨC LỘC Điện thoại: 0913 450 814 |
7 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HUẾ – CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁ VIỆT TÍN | Địa chỉ: Tầng 4, số 72 Hai Bà Trưng, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0310791400-029 Người đại diện: LÊ NGỌC MINH Điện thoại: 0905 660 660 |
8 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT NAM TẠI THỪA THIÊN HUẾ | Địa chỉ: 15 Lê Quý Đôn, Phường Phú Hội, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0401632052-00 Người đại diện: TRẦN MINH VŨ Điện thoại: 0903 666 994 |
9 | CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ ĐÔNG NAM – CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ | Địa chỉ: Số 28 Lý Thường Kiệt, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0304770466-023 Người đại diện: HỒ ĐẮC HIẾU Điện thoại: 02343 938150 |
10 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG | Địa chỉ: Số nhà 20B/135 Đặng Văn Ngữ, Phường An Đông, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0106060577-005 Người đại diện: LÊ TRƯƠNG DIỄM THỦY Điện thoại: 0949 759 999 |
11 | VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ MIỀN TRUNG | Địa chỉ: K268/28 Điện Biên Phủ, Phường Trường An, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0401709234-002 Người đại diện: HỒ NGỌC THÀNH TRUNG Điện thoại: 0901 941 464 |
12 | CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN – DỊCH VỤ VỀ TÀI SẢN – BẤT ĐỘNG SẢN DATC TẠI THÀNH PHỐ HUẾ | Địa chỉ: 70 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam Mã số thuế: 0102610438-001 Người đại diện: HỒ VĂN PHƯƠNG Điện thoại: 0234 3832 542 – 3 817 782 |
2. Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp:
Theo Thông tư số 36/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp, cơ sở giá trị thẩm định giá doanh nghiệp được xác định trên cơ sở mục đích thẩm định giá, đặc điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và đặc điểm thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá, yêu cầu của khách hàng thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá (nếu phù hợp với mục đích thẩm định giá) và quy định của pháp luật có liên quan. Các nội dung khác thực hiện theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Cơ sở giá trị thẩm định giá.
2.1. Sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp:
Việc sử dụng báo cáo tài chính trong thẩm định giá doanh nghiệp căn cứ vào cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp được lựa chọn, thời điểm thẩm định giá và đặc điểm của doanh nghiệp cần thẩm định giá, đồng thời ưu tiên sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán, soát xét bởi đơn vị kiểm toán độc lập.
Đối chiếu, kiểm tra tính hợp lý của báo cáo tài chính để bảo đảm độ tin cậy. Trường hợp cần thiết, đề nghị doanh nghiệp được thẩm định giá điều chỉnh lại số liệu tài chính có trên báo cáo tài chính trước khi đưa số liệu tài chính này vào phân tích thông tin, áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá để phục vụ thẩm định giá doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá không điều chỉnh thì xác định chênh lệch và có phân tích rõ nội dung, căn cứ điều chỉnh và ghi rõ trong báo cáo thẩm định giá.
Trường hợp sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, soát xét, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán, soát xét nhưng có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thì phải nêu rõ hạn chế này trong phần hạn chế tại báo cáo thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá hoặc thông báo kết quả thẩm định giá để tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá và người sử dụng kết quả thẩm định giá được biết.
2.2. Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp:
Thông tư số 36/2024/TT-BTC nêu rõ, việc áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phải phù hợp với cơ sở giá trị doanh nghiệp và nhận định về trạng thái hoạt động của doanh nghiệp tại và sau thời điểm thẩm định giá.
+ Cách tiếp cận từ thị trường: Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị của doanh nghiệp so sánh với doanh nghiệp cần thẩm định giá tương đồng về các yếu tố: quy mô; ngành nghề kinh doanh chính; rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính; các chỉ số tài chính hoặc giá giao dịch đã thành công của chính doanh nghiệp cần thẩm định giá. Phương pháp sử dụng trong cách tiếp cận từ thị trường để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
+ Cách tiếp cận từ chi phí: Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua giá trị các tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp sử dụng trong cách tiếp cận từ chi phí để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản.
+ Cách tiếp cận từ thu nhập: Giá trị doanh nghiệp được xác định thông qua việc quy đổi dòng tiền thuần trong tương lai có thể dự báo được về thời điểm thẩm định giá. Phương pháp sử dụng trong cách tiếp cận từ thu nhập để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp, phương pháp chiết khấu dòng cổ tức và phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu.
Khi xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách tiếp cận từ thu nhập cần cộng giá trị của các tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá với giá trị chiết khấu dòng tiền có thể dự báo được của các tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá. Trong trường hợp không dự báo được một cách đáng tin cậy dòng tiền của một số tài sản hoạt động thì có thể không dự báo dòng tiền của tài sản hoạt động này và xác định riêng giá trị của tài sản hoạt động này để cộng vào giá trị doanh nghiệp. Riêng phương pháp chiết khấu cổ tức thì không cộng thêm phần tài sản phi hoạt động là tiền mặt và tương đương tiền.
3. Các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp:
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 30/2024/TT-BTC ban hành các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, phạm vi công việc thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá.
Thông tư nêu rõ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:
3.1. Chính trực:
Thẩm định viên về giá hoặc cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá (sau đây gọi là người thực hiện hoạt động thẩm định giá) cần thẳng thắn, trung thực và không che giấu trong các mối quan hệ công việc và chuyên môn, không có hành vi vụ lợi từ việc thẩm định giá.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được sử dụng những thông tin sai lệch hoặc các thông tin được đưa ra một cách thiếu cơ sở.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá không được bỏ bớt các thông tin mà nếu thiếu có thể gây hiểu lầm cho người sử dụng báo cáo thẩm định giá.
Trường hợp phát hiện có nội dung sai lệch liên quan đến giá trị tài sản thẩm định giá đã phát hành thì người thực hiện hoạt động thẩm định giá có trách nhiệm như sau: Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá: thông báo cho doanh nghiệp thẩm định giá để thông báo bằng văn bản cho khách hàng thẩm định giá; Đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước: thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá.
3.2. Độc lập, khách quan:
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá không được để cho sự thiên vị, xung đột lợi ích, sự tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào chi phối các xét đoán chuyên môn của người thực hiện hoạt động thẩm định giá; không được mặc cả, dàn xếp theo ý chí chủ quan để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm thu lợi bất chính.
Trường hợp không đảm bảo tính độc lập và khách quan thì doanh nghiệp thẩm định giá hoặc người thực hiện hoạt động thẩm định giá phải từ chối thực hiện cuộc thẩm định giá đó.
Khi thẩm định giá thường xuyên, định kỳ cho cùng một tài sản, người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có các biện pháp đảm bảo tính khách quan, độc lập của hoạt động thẩm định giá.
3.3. Có năng lực chuyên môn và tính thận trọng:
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có sự am hiểu về pháp luật, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện thẩm định giá.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần có năng lực chuyên môn và duy trì năng lực chuyên môn của bản thân trong hoạt động thẩm định giá thông qua việc học hỏi, trau dồi các kiến thức mới về thẩm định giá cũng như rèn luyện kỹ năng trong việc tiến hành hoạt động thẩm định giá.
Doanh nghiệp thẩm định giá cần đảm bảo những người trợ giúp thẩm định viên về giá trong công việc chuyên môn về thẩm định giá được đào tạo và có năng lực chuyên môn phù hợp.
Trường hợp người thực hiện hoạt động thẩm định giá đánh giá thấy chưa đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một cuộc thẩm định giá cụ thể thì phải từ chối thẩm định giá.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá cần thận trọng kiểm tra các dữ liệu thu thập được và cân nhắc trước khi thực hiện thẩm định giá.
3.4. Bảo mật thông tin:
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hội đồng thẩm định giá không được tiết lộ các thông tin về cuộc thẩm định giá được tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá đề nghị bảo mật về cuộc thẩm định giá hoặc không được pháp luật cho phép. Trường hợp đã kết thúc cuộc thẩm định giá thì vẫn phải tuân thủ yêu cầu bảo mật.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá được sử dụng thông tin về tài sản đang được yêu cầu thẩm định giá để làm cơ sở thu thập thông tin thị trường.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hội đồng thẩm định giá không được sử dụng các thông tin được khách hàng yêu cầu bảo mật về cuộc thẩm định giá để phục vụ lợi ích của người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá hoặc lợi ích của bên thứ ba.
Doanh nghiệp thẩm định giá, hội đồng thẩm định giá cần có biện pháp để tránh trường hợp những người tham gia thực hiện cuộc thẩm định giá, các chuyên gia tư vấn tiết lộ thông tin cần được bảo mật về cuộc thẩm định giá.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc của mình để chứng minh năng lực khi thay đổi đơn vị công tác hoặc khi tìm kiếm khách hàng mới, nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định tại.
3.5. Hành vi chuyên nghiệp:
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và hội đồng thẩm định giá cần đảm bảo việc thẩm định giá tuân thủ quy định của hệ thống chuẩn mực thẩm định giá, pháp luật về thẩm định giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người thực hiện hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và hội đồng thẩm định giá cần thể hiện trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức thẩm định giá, cũng như lợi ích công chúng. Các nhận định chuyên môn cần cân nhắc đến tác động ở phạm vi rộng (nếu có) đối với bên thứ ba.
THAM KHẢO THÊM: