Để đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, các nước ASEAN đã triển khai nhiều sáng kiến, cơ chế hợp tác cả trong nội khối lẫn với các đối tác có liên quan ngoài khu vực như.
Để đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống, các nước ASEAN đã triển khai nhiều sáng kiến, cơ chế hợp tác cả trong nội khối lẫn với các đối tác có liên quan ngoài khu vực như:
Hợp tác giữa các nước ASEAN: Hợp tác về an ninh phi truyền thống đã từng bước được cơ chế hóa, trước mắt phải tập trung vào chống khủng bố và tấn công tội phạm xuyên quốc gia, ASEAN đã thành lập Trung tâm thông tin chống khủng bố tại Malaysia(7/2003) nhằm phân tích các thông tin về hoạt động khủng bố và đào tạo nhân lực. Năm 2000, ASEAN đã xây dựng “Chiến lược hợp tác chống ma túy”; tháng 11/2004, các nước ASEAN đã kí “Tuyên bố về chống buôn bán người”, đồng thời cam kết tăng cường tấn công các loại tội phạm xuyên quốc gia khác như rửa tiền, cướp biển.
Hợp tác giữa ASEAN với các bên có liên quan: ASEAN đã triển khai có hiệu quả việc hợp tác với các bên đối thoại như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các tổ chức quốc tế trong đấu tranh chống lại tội phạm xuyên quốc gia và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
ASEAN đã cùng các bên liên quan đưa ra các cam kết như “Tuyên bố chung Bắc Kinh về hợp tác chống ma túy năm 2001” , “Tuyên bố chung ASEAN – EU về hợp tác chống khủng bố” tháng 1/2003, “Tuyên bố chung ASEAN – Hoa Kỳ về hợp tác chống khủng bố” tháng 8/2002.Trong khuôn khổ 10 + 3, lần đầu tiên ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nhóm họp “Hội nghị cấp bộ trưởng về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia” tháng 1/2004; khởi động cơ chế hội nghị bộ trưởng công an trong khuôn khổ hợp tác “10+3” . Tháng 8/2005, các quan chức cảnh sác ASEAN đã cùng các quan chức cảnh sát Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc kí “Tuyên ngôn Bắc Kinh” về tăng cường hợp tác giữa lực lượng cảnh sát các bên, thiết lập chế độ thông tin liên lạc nhằm trao đổi thông tin và hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, buôn bán ma túy, rửa tiền và tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao. Hội nghị cấp cao ASEAN (12/2005) đã nhất trí bổ sung nội dung hợp tác về an ninh năng lượng, xử lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh đặc biệt là dịch cúm gia cầm. Đứng trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, các nước ASEAN đều mong muốn hợp tác nội khối cũng như hợp tác với các bên liên quan nhằm giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, do đó cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác ngày càng hoàn thiện, quy mô và phạm vi hợp tác an ninh tại khu vực ASEAN ngày càng sâu rộng.(3)
Đối với diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa; tiến đến xúc tiến hòa bình và an ninh thông qua đối thoại và hợp tác hữu nghị ở các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một ví dụ cho thấy là các nước Đông Nam Á, do vị trí địa lý và đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo… các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống luôn tồn tại và đan xen, tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống nổi trội hơn và là nhân tố gây bất ổn về chính trị-xã hội với nhiều quốc gia. Các hoạt động khủng bố triền miên ở miền nam Thái Lan và miền nam Philipines; các vụ khủng bố đẫm máu ở Indonesia; các hoạt động cướp biển ở eo biển Malacca; các hoạt động buôn bán ma túy, buôn người, rửa tiền, tội phạm xuyên quốc gia ở Đông Nam Á; các hoạt động tranh chấp lãnh hải, tài nguyên ở biển Đông; tình trạng khan hiếm năng lượng, nguyên liệu; tình trạng người tị nạn chạy sang các nước láng giềng; tình trạng dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát trở lại… Như vậy, để tăng cường hợp tác an ninh phi truyền thống trong ASEAN, ARF đã có nhiều hoạt động.
Trong hai ngày 14-15/02/2011, cuộc họp Nhóm giữa kỳ ARF về An ninh biển lần thứ 3 do Nhật Bản, Niu Di lân và In-đô-nê-xia đồng chủ trì đã diễn ra tại Tôkyô, Nhật Bản. Tại cuộc họp, đại diện các nước đã trao đổi về tình hình chia sẻ thông tin về an ninh biển trong khu vực hiện nay; các vấn đề an ninh biển cần được tiếp tục thảo luận trong thời gian tới, thảo luận và thông qua nội dung Kế hoạch Công tác về an ninh biển giai đoạn 2011-2013. Các nước đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác để duy trì an ninh và an toàn biển và cho rằng chia sẻ thông tin có tính chất quyết định trong quá trình hợp tác ARF nhằm đối phó với các thách thức về an ninh biển. Cũng trong cuộc họp này, Ban Thư ký ASEAN thông báo đã thiết lập cơ sở dữ liệu trên mạng về các đầu mối liên hệ về an ninh biển của các nước ARF. Hàn Quốc thông báo sẽ khai trương website về chống cướp biển vào tháng 6/2011 để các nước ARF có thể tham khảo và hợp tác trong việc chia sẻ thông tin về an ninh biển. Các đại biểu tham gia họp cho rằng an ninh biển là một phạm trù rộng và đa dạng, bao gồm các vấn đề từ an ninh truyền thống (chủ quyền, lãnh thổ…) tới các vấn đề an ninh phi truyền thống (chống cướp biển, bảo vệ môi trường…). Đại biểu các nước thảo luận nhiều về các vấn đề an ninh phi truyền thống, trong đó tập trung vào vấn đề hợp tác chống cướp biển, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, buôn người, buôn lậu vũ khí, bảo vệ môi trường biển và phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Nhiều đại biểu đánh giá cao và ủng hộ việc tổ chức diễn tập trên biển nhằm chống cướp biển và khủng bố giữa các nước tham gia ARF. Các đại biểu cũng nhất trí cần mời đại diện các ngành công nghiệp biển tới tham dự các cuộc họp nhóm giữa kỳ của ARF về an ninh biển trong thời gian tới(4).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cũng tại đường ngõ cũng khá là phức tạp, bế mạc chiều 23/7 tại thủ đô Bali của Indonesia, Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 18 (ARF 18) được coi là cột mốc cho ARF bước vào giai đoạn mới, từ “Các biện pháp xây dựng lòng tin” sang giai đoạn “Ngoại giao phòng ngừa.”. Hội nghị đã thông qua nhiều kế hoạch công tác về các lĩnh vực hợp tác khác nhau của ARF như quản lý thiên tai, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và giải trừ quân bị… Tại ARF 18, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tham gia phát biểu về nhiều đề mục quan trọng, trong đó có định hướng hoạt động và tăng cường vai trò của ARF; thúc đẩy hợp tác ARF về ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh, an toàn hàng hải; tăng cường phối hợp giữa ARF và các diễn đàn khu vực có liên quan… Hội nghị ARF 18 diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực hướng tới Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 trên ba trụ cột và củng cố vai trò chủ đạo trong khu vực, nâng cao vai trò trên trường quốc tế với việc tăng cường mở rộng các quan hệ đối ngoại; cấu trúc khu vực với ASEAN đóng vai trò trung tâm đang định hình; các nước ASEAN và các nước trên thế giới đang phải đối đầu nhiều thách thức truyền thống và phi truyền thống(5).
Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạt động của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trong hai ngày 16 – 17/3/2012 tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã diễn ra Hội nghị nhóm giữa kỳ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) về chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Diễn đàn này do Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với cơ quan đồng cấp của Canada đồng chủ trì, có sự tham gia của hơn 70 đại biểu đến từ 27 quốc gia.
Tại hội nghị, các thành viên của Diễn đàn ARF đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến tình hình khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là trên khu vực biển Đông; kiểm điểm kết quả triển khai kế hoạch công tác của ARF về khủng bố, buôn bán ma túy; tội phạm sử dụng công nghệ cao; hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân trên biển; an ninh khủng bố mạng; phòng chống cấp tiến hóa… Tại Hội thảo về an ninh mạng, lần đầu tiên các nước tham gia ARF đã trao đổi về những biện pháp hợp tác cụ thể nhằm hợp tác ngăn ngừa những nguy cơ đối với an ninh quốc gia nảy sinh trong bối cảnh công nghê thông tin, đặc biệt là mạng toàn cầu đang phát triển ngày càng sâu rộng, với những diễn biến hết sức phứctạp. Tại cuộc họp lần thứ 10 Nhóm Hỗ trợ giữa kỳ của ARF về chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (10th ARF ISM on CT-TC) các nước đã trao đổi nhiều nội dung về tăng cường hợp tác ARF trong phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Các nước thống nhất, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia hiện đang là những mối đe dọa phi truyền thống nghiêm trọng đối với an ninh các quốc gia trong khu vực. Nhiều nước phát biểu cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, tình hình khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia đang có những diễn biến phức tạp, có xu hướng ngày càng lan rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống các nước. Trước tình hình này ARF cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, nhất là cần nâng cao các hoạt động hợp tác phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia trong các nội dung có liên quan tới an ninh, an toàn biển. Các nước đã đề xuất nhiều biện pháp hợp tác khác nhau trong lĩnh vực này và thống nhất sẽ đệ trình các kiến nghị lên ARF 19 (Cam-pu-chia, 7/2012)để thông qua(6).
Ngày 12/7/2012, tại thủ đô Phnom Penh đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ hai và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 19 gồm 10 nước ASEAN và các Đối tác quan trọng của hiệp hội.
Tại Diễn đàn ARF lần thứ 19, các bộ trưởng nhấn mạnh cần tăng cường các nỗ lực của khu vực cho các mục tiêu chung vì hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển.
Trong bối cảnh khu vực vẫn phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp và các thách thức cả về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, ASEAN và ARF cần thể hiện vai trò chủ động của mình, đặc biệt là thúc đẩy việc tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế, tăng cường đối thoại, xây dựng lòng tin, giải quyết hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực… Các bộ trưởng đề cao vai trò cũng như những đóng góp của ARF với tư cách là diễn đàn hàng đầu để trao đổi và hợp tác các vấn đề chính trị-an ninh khu vực.
Về tương lai của ARF, Hội nghị nhấn mạnh ARF cần tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Hành động Hà Nội thực hiện Tuyên bố Tầm nhìn ARF đến 2020 và các lĩnh vực hợp tác khác như quản lý thiên tai, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, giải trừ quân bị…; đồng thời thúc đẩy hợp tác ARF từng bước chuyển sang giai đoạn phát triển mới, kết hợp giữa xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.