Giấy xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương được xem là một trong những loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thông thường là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường) cấp theo thủ tục luật định, có giá trị xác nhận cá nhân trong một khoảng thời gian không vi phạm pháp luật. Dưới đây là thủ tục xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương:
Xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương là hoạt động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận rằng cá nhân đó không thực hiện các hành vi vi phạm quy định của nhà nước, vi phạm pháp luật và không có tiền án/tiền sự. Thực tế hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào ghi nhận về quy trình, thủ tục xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương. Thông thường, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục Xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương để phục vụ cho:
-
Hồ sơ tốt nghiệp, xác nhận lý lịch cá nhân;
-
Hồ sơ kết nạp Đảng;
-
Hồ sơ xin việc làm;
-
Căn cứ xác nhận nhân thân: Ông bà, cha mẹ… và tình trạng hôn nhân;
-
Hồ sơ đi xuất khẩu lao động và một số trường hợp khác.
Có thể hướng dẫn sơ bộ và thủ tục xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Về mặt giấy tờ, công dân khi đi thực hiện thủ tục xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương cần phải mang theo các loại giấy tờ như sau:
-
Giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn thời hạn sử dụng;
-
Sổ thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú, tạm vắng tại địa phương;
-
Đơn xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương.
Vì vậy, khi thực hiện thủ tục xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương thì người dân cần phải lưu ý một số vấn đề cần thiết để tránh trường hợp tốn thời gian và làm cho thủ tục hành chính thêm phức tạp. Việc chuẩn bị giấy tờ là một trong những bước quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính xin xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương. Đồng thời bên cạnh đó, ở một số địa phương có thể yêu cầu thêm giấy xác nhận cư trú sau khi sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đã bị bãi bỏ trên thực tế. Tuy nhiên, chỉ tại các địa phương không thể khai thác được thông tin cư trú của người dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia ví dụ như Thanh Hoá, Phú Yên, Gia Lai, Bắc Kạn… thì các cán bộ tư pháp mới yêu cầu giấy xác nhận cư trú để cung cấp các thông tin liên quan đến cư trú. còn riêng với các địa phương còn lại thì cán bộ tư pháp hoàn toàn có thể sử dụng các phương thức khai thác thông tin cư trú trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính thuận tiện hơn cho người dân cũng như đơn giản hơn trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Chỉ khi việc khai thác bằng biện pháp này không hiệu quả thì mới được yêu cầu công dân xuất trình các giấy tờ liên quan đến xác nhận cư trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này thông thường được xác định là cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn người dân điền tờ khai theo mẫu. Công dân cần phải trình bày rõ nguyện vọng của mình vào trong đơn xin xác nhận chấp hành pháp luật, cần phải cam kết rằng bản thân chấp hành đầy đủ quy định của pháp luật và đạo đức tại địa phương nơi mình đang cư trú, cam kết những gì mình trình bày là hoàn toàn đúng sự thật. Đơn xin xác nhận cần phải trình bày ngắn gọn, đúng nội dung mong muốn. Có thể trình bày đơn dưới dạng viết tay hoặc đánh máy, sau đó ký và ghi đầy đủ họ tên.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông tin. Lực lượng chức năng căn cứ vào thông tin trên tờ khai của công dân để tiến hành tra cứu và đối chiếu thông tin với dữ liệu quản lý dân cư tại địa phương. Trong trường hợp nhận thấy thông tin hợp lệ thì cán bộ sẽ đóng dấu, ký xác nhận và trả giấy cho công dân. Sau đó công dân nhận kết quả tại nơi đã nộp hồ sơ.
2. Ý nghĩa và vai trò của giấy xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương:
Thông thường, giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương có ý nghĩa vô cùng quan trọng thông qua một số phương diện như sau:
-
Tính minh bạch: Giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương giúp xác minh thông tin về hành vi của một cá nhân bất kỳ;
-
Tính công khai: Mọi công dân đều có quyền được tiếp cận thông tin liên quan đến quá trình chấp hành pháp luật ở địa phương;
-
Bảo vệ quyền lợi của người dân: Giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương giúp bảo vệ quyền lợi của công dân một cách tốt nhất, đặc biệt là những công dân chấp hành tốt quy định của pháp luật;
-
Phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giấy xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương có giá trị cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình phục vụ công tác quản lý xã hội nói chung.
Thông thường, trên giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương sẽ bao gồm những thông tin cơ bản như sau:
-
Họ và tên cùng địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ tạm trú của người xin xác nhận pháp luật tại địa phương;
-
Họ và tên cùng địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ tạm trú của bố mẹ; của vợ hoặc chồng, nếu có;
-
Phần nội dung sẽ được ghi nội dung liên quan đến việc cam đoan và xác nhận của người làm đơn;
-
Phần thông tin xác thực của cơ quan công an địa phương có thẩm quyền.
3. Có thể xin giấy xác nhận chấp hành pháp luật ở đâu?
Thực tế cho thấy, giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương là một trong những loại giấy tờ vô cùng cần thiết khi công dân muốn tham gia vào thị trường lao động, tuy nhiên giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương ít được sử dụng và không được nhắc nhiều trong đời sống. Vì vậy nên hầu hết mọi người đều có ít hiểu biết liên quan đến loại giấy tờ này. Để có thể được cấp giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương thì công dân cần phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông thường là Công an cấp xã, phường, thị trấn. Đây là những cơ quan có chức năng, nhiệm vụ nắm bắt tình hình cũng như chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn, có chức năng xác minh lý lịch cá nhân sinh sống trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình xem cá nhân đó có hành vi vi phạm quy định của pháp luật hay không.
Sau khi công dân nộp đơn xin xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương và cơ quan công an xác minh về nội dung công dân nêu trong đơn là đúng sự thật, phù hợp với quy định của pháp luật thì cá nhân sẽ được đại diện cơ quan công an xác nhận vào giấy. Việc xin giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương sẽ tiến hành tại cơ quan công an quản lý khu vực hoặc cũng có thể được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc nơi thường trú).
Đồng thời, cần phải lưu ý thêm về phí trong quá trình xin giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương. Do giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương không phải là loại giấy tờ, văn bản được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, mà đây là loại giấy xuất phát từ yêu cầu của một số ngành nghề, lĩnh vực, công việc đặc thù nên không có mất phí hoặc lệ phí cụ thể trong quá trình xin cấp giấy xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương. Vì vậy, tùy từng địa phương khác nhau, công dân khi đi xin xác nhận chấp hành pháp luật tại địa phương có thể sẽ phải nộp mức phí khác nhau. Thậm chí, nhiều trường hợp có thể sẽ được miễn phí trong quá trình xin cấp giấy xác nhận chấp hành pháp luật ở địa phương cho công dân.
THAM KHẢO THÊM: