Theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được quyền khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại hoặc khi có yêu cầu của người đại diện hợp pháp, và họ chỉ được quyền rút yêu cầu khởi tố khi thuộc tội danh được quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự. Vậy có được rút đơn yêu cầu khi vụ án đã được khởi tố hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được rút đơn yêu cầu khi vụ án đã được khởi tố không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định: Chỉ được tiến hành thủ tục khởi tố vụ án hình sự về những loại tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc yêu cầu của người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong trường hợp bị hại đã qua đời.
Như vậy có thể thấy, các trường hợp bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là các tội danh thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc các tội danh thuộc trường hợp nghiêm trọng xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ. Cụ thể là một trong các tội danh thuộc khoản 1 của các điều luật sau đây:
-
Điều 134 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
-
Điều 135 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
-
Điều 136 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
-
Điều 138 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
-
Điều 139 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
-
Điều 141 quy định về tội hiếp dâm;
-
Điều 143 quy định về tội cưỡng dâm;
-
Điều 155 quy định về tội làm nhục người khác;
-
Điều 156 quy định về tội vu khống.
Theo quy định nêu trên thì với các tội danh được quy định cụ thể tại khoản 1 của các điều luật nêu trên, cụ thể là các tội danh: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội làm nhục người khác … thì vấn đề khởi tố sẽ chỉ được thực hiện khi có yêu cầu từ phía người bị hại, đồng thời nếu người bị hại đã thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố thì vụ án hình sự đó cũng sẽ bị đình chỉ và ngưng giải quyết trên thực tế.
Hay nói cách khác, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể về thời điểm người có quyền yêu cầu khởi tố được quyền thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của mình. Vì vậy, người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vào bất kỳ thời điểm nào, trong đó bao gồm cả thời điểm vụ án đang được thực hiện tại giai đoạn điều tra truy tố hoặc chuẩn bị xét xử sơ thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm.
Nói tóm lại, người yêu cầu khởi tố hoàn toàn được rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khi vụ án đó đã được khởi tố.
2. Ai có quyền rút đơn yêu cầu khi vụ án đã được khởi tố?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định: Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vụ án thì vụ án hình sự đó bắt buộc phải được đình chỉ giải quyết trên thực tế, ngoại trừ trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định rằng người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu khởi tố là hoàn toàn trái với Ý muốn tự nguyện của họ do họ bị ép buộc, cưỡng bức dưới bất kỳ hình thức nào thì mặc dù người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố vụ án nhưng cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án vẫn phải tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự đó.
Như vậy có thể nói, chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khi vụ án đã được khởi tố bắt buộc phải là “người đã yêu cầu khởi tố vụ án đó”. Cụ thể hơn, người đã yêu cầu khởi tố có thể là:
-
Người bị hại;
-
Hoặc người đại diện hợp pháp của bị hại trong trường hợp: bị hại là người dưới 18 tuổi, bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, hoặc trong trường hợp bị hại đã qua đời.
3. Một số lưu ý về việc rút đơn yêu cầu khi vụ án đã được khởi tố:
Nhìn chung, khi thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vụ án thì cần phải tuân thủ theo một số quy định của pháp luật. Khi rút đơn khởi kiện vụ án hình sự khi vụ án đó đang trong giai đoạn khởi tố (vụ án đã được khởi tố) thì cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
(1) Người bị hại chỉ có quyền thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự tại giai đoạn sơ thẩm (tức là vào bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn sơ thẩm). Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, pháp luật không giới hạn về việc bị hại rút yêu cầu khởi tố trước phiên tòa, vì vậy cho nên người bị hại hoàn toàn có quyền thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố của mình tại phiên tòa sơ thẩm, khi đó thì vụ án hình sự sẽ được đình chỉ. Nếu sau khi xét xử sơ thẩm mà người bị hại mới thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì sẽ không được chấp nhận mà chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 346 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, trong trường hợp này thì tại giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm thẩm phán sẽ có quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Như vậy có thể nói, thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ không có thẩm quyền đình chỉ vụ án khi vụ án đó đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Căn cứ theo quy định tại Điều 359 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì tại phiên tòa phúc thẩm, hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn có quyền ra quyết định hủy bản án hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc khi thuộc một trong những trường hợp sau:
-
Bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án khi không có sự việc phạm tội xảy ra trên thực tế và hành vi của bị cáo không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật;
-
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; tội phạm đã được đại xá theo quyết định của chủ thể có thẩm quyền; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã qua đời, ngoại trừ trường hợp cần phải thực hiện thủ tục tái thẩm đối với người khác.
Tóm lại, Bộ luật tố tụng hình sự năm 20150 quy định bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là một trong những căn cứ để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
(2) Bị hại có quyền thực hiện thủ tục rút yêu cầu khởi tố vụ án tại bất kỳ thời điểm nào của vụ án, kể cả tại phiên tòa phúc thẩm. Pháp luật tố tụng hình sự đã không giới hạn việc bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, vì vậy bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vào bất kỳ thời điểm nào thì vụ án hình sự đó cũng phải được đình chỉ, kể cả khi vụ án đang được giải quyết tại phiên tòa phúc thẩm.
THAM KHẢO THÊM: