Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tội phạm sử dụng công nghệ cao và sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là để đánh bạc có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy theo quy định pháp luật thì sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc là gì?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc là gì?
Trước hết, phương tiện điện tử được xem là phương tiện sử dụng đối tượng điện tử hoặc sử dụng có điện để truy cập nội dung. Khi công nghệ ngày càng phát triển thì phương tiện điện tử cũng ngày càng phát triển theo. Về phương diện pháp lý, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật Kế toán năm 2019 có đưa ra khái niệm về phương tiện điện tử. Theo đó, phương tiện điện tử là khái niệm để chỉ phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, kĩ thuật số, kĩ thuật điện tử, tự tính, truyền dẫn không dây, điện tử, quang học và công nghệ tương tự khác.
Trong thời gian gần đây, khoa học công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ, kéo theo đó là việc tội phạm sử dụng công nghệ cao để làm công cụ, phương tiện phạm tội cũng phát triển và tinh vi hơn, đặc biệt là có nhiều đối tượng sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện hành vi đánh bạc với quy mô lớn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành văn bản hướng dẫn tình tiết tăng nặng đối với tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc nhằm thống nhất quan điểm trong quá trình giải quyết từng vụ án: “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”.
Căn cứ theo quy định tại Công văn 196/TANDTC-PC, có giải thích:
“Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để phạm tội” được quy định cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 321 và điểm c khoản 2 Điều 322 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có thể hiểu là hành vi sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử khác để đánh bạc trực tuyến (ví dụ như hình thành nên các chiếu bạc online hoặc sử dụng mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các phương tiện điện tử khác để tổ chức đánh bạc, gá bạc trái quy định pháp luật). Việc người phạm tội sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử khác như là phương tiện, công cụ để liên lạc với nhau tuy nhiên không hình thành nên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì sẽ không được coi là thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội”.
Như vậy, việc sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội được quy định cụ thể tại Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có thể được hiểu là: Việc sử dụng các phương tiện điện tử để đánh bạc trực tuyến (ví dụ như việc hình thành nên các chiếu bạc online…). Đồng thời cần phải lưu ý, chất người phạm tội sử dụng các phương tiện điện tử để liên lạc với nhau như nhắn tin điện thoại, email, zalo… thảo luận về việc đánh bạc tuy nhiên không hình thành lên các trò chơi được thua bằng tiền hoặc hiện vật trực tuyến thì cũng sẽ không thuộc trường hợp “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các phương tiện điện tử để phạm tội” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017.
Tóm lại, để hiểu cụm từ “Sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc” như thế nào thì cần phải tham khảo nội dung tại Công văn 196/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công dân có thể tham khảo hướng dẫn tại văn bản này để có thể vận dụng vào thực tế, đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động tố tụng, truy tố và xét xử.
2. Sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo quy định tại Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có quy định về tội đánh bạc. Theo đó:
-
Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hoặc được thua bằng hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 5.000.000 đồng tuy nhiên đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, hoặc đã từng bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc theo quy định của pháp luật, chưa thực hiện thủ tục xóa án tích này tiếp tục vi phạm, thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
-
Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tiền hoặc hiện vật sử dụng để đánh bạc có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
+ Sử dụng mạng internet, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm;
-
Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo quy định nêu trên, thì người sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc có được xem là tình tiết tăng nặng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó, chỉ các tình tiết sau đây mới được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
-
Phạm tội có tổ chức;
-
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
-
Lợi dụng chức vụ và quyền hạn để thực hiện hành vi phạm tội;
-
Phạm tội có tính chất côn đồ;
-
Phạm tội xuất phát từ động cơ đê hèn;
-
Cố tình thực hiện hành vi phạm tội đến cùng;
-
Phạm tội với số lượng 02 lần trở lên;
-
Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
-
Phạm tội đối với những người được xác định là người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người trong độ tuổi từ đủ 70 tuổi trở lên;
-
Phạm tội đối với những người đang ở trong tình trạng không thể tự vệ, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật, cá nhân được xác định là người bị hạn chế nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về vật chất, tinh thần, công tác hoặc một số mặt khác;
-
Sử dụng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hoặc tàn ác để thực hiện hành vi phạm tội;
-
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, tình trạng khẩn cấp, dịch bệnh hoặc những tình trạng khó khăn đặc biệt khác trong xã hội để thực hiện hành vi phạm tội;
-
Xúi giục cá nhân dưới 18 tuổi phạm tội;
-
Sử dụng thủ đoạn hoặc sử dụng phương tiện có khả năng gây nguy hiểm cho nhiều người đã thực hiện hành vi phạm tội;
-
Có hành động xảo quyệt hoặc hành động hung hãn nhằm mục đích trốn tránh, che giấu tội phạm.
Đồng thời, các tình tiết đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì sẽ không được coi là tình tiết tăng nặng.
Theo đó, chỉ những tình tiết đâu trên thì mới được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Các tình tiết đã được pháp luật quy định là dấu hiệu định tội hoặc dấu hiệu định khung hình phạt thì sẽ không được coi là tình tiết tăng nặng. Vì vậy, việc sử dụng phương tiện điện tử để phạm tội đánh bạc được coi là một trong những dấu hiệu định khung hình phạt căn cứ theo quy định tại Điều 321 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017, vì vậy sẽ không được coi là tình tiết tăng nặng.
THAM KHẢO THÊM: