Các tác phẩm của Nguyễn Du đặc biệt là Truyện Kiều đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học và văn hóa Việt Nam. Đoạn trích Trao duyên, từ câu thơ 723 đến câu 756, là một phần nổi bật của tác phẩm kể về khoảnh khắc Thúy Kiều trao duyên cho em gái Thúy Vân. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về Nghị luận văn học đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều).
Mục lục bài viết
1. Nghị luận văn học đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều):
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Du là một trong những đại thi hào vĩ đại, người đã để lại những dấu ấn sâu sắc qua các tác phẩm nổi tiếng. Đoạn trích “Trao duyên” nằm trong tác phẩm Truyện Kiều là một phần không thể thiếu, thể hiện rõ sự dằn vặt, đau đớn của Thúy Kiều khi buộc phải bán thân chuộc cha, đồng thời nhờ em gái Thúy Vân tiếp nối mối duyên với chàng Kim Trọng.
Ngay từ câu mở đầu, Thúy Kiều đã thể hiện sự nhờ cậy đầy tâm trạng đối với em gái:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
Từ “cậy” đặt lên đầu câu, gợi mở cho người đọc hiểu rằng Kiều đang ở trong một tình thế vô cùng khó khăn, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ cậy em. Hành động “lạy” và “thưa” càng nhấn mạnh sự khẩn thiết và đau đớn của Kiều khi phải nhờ đến sự giúp đỡ này.
Kiều tiếp tục bày tỏ nỗi lòng với Vân, những lời của nàng đậm chất đớn đau và tiếc nuối:
“Giữa đường đứt gánh tương tư…
Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
Lúc này, câu chuyện không còn đơn thuần là sự nhờ vả mà đã trở thành một sự phó thác khiến Thúy Vân không thể từ chối. Kiều với trọng trách là chị cả trong gia đình quyết định hy sinh tình yêu của mình để giúp đỡ gia đình vượt qua cơn hoạn nạn và nàng sẵn sàng bán mình chuộc cha.
Kiều cũng khéo léo, tinh tế khi lựa chọn cách bày tỏ về hoàn cảnh của Vân, khiến em không thể từ chối:
“Ngày xuân em hãy còn dài
…
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Mặc dù Kiều và Vân đều đang ở độ tuổi thanh xuân, Kiều lấy lý do em còn trẻ để nhờ cậy em tiếp tục mối duyên với Kim Trọng. Đồng thời, tình ruột thịt cũng là một lý do để Vân có thể hoàn thành nhiệm vụ mà chị giao phó.
Dù phải trao lại những kỷ vật cho em gái thì lòng Kiều vẫn không nguôi ngoai và nàng vẫn giữ mãi tình yêu với Kim Trọng:
“Mai sau dù có bao giờ
…
Rưới xin chén nước cho người thác oan.”
Lời nói này mang đậm sự đau khổ, Kiều như cảm nhận được cái chết đang đến gần. Những câu thơ thể hiện sự tuyệt vọng, mong mỏi thoát khỏi thế giới trần tục đầy bi kịch để được giải thoát khỏi những đau thương.
Kiều, một thiếu nữ mới mười tám tuổi, đã nghĩ đến cái chết oan khuất không chỉ vì tình yêu thất bại, mà còn vì cô không còn con đường nào khác để thoát khỏi sự đau đớn này. Tuy nhiên, dù tình cảnh đầy bi thương thì nàng vẫn không quên nghĩa tình, hẹn ước với chàng Kim.
Đoạn trích “Trao duyên” không chỉ khắc họa sâu sắc bi kịch tình yêu của Thúy Kiều mà còn phản ánh nhân cách cao đẹp của nàng. Một người con gái tài sắc vẹn toàn, yêu hết lòng nhưng lại phải đối diện với một số phận bất hạnh, đầy đau đớn. Kiều vừa khéo léo, sắc sảo lại vừa mẫn cảm, luôn đặt gia đình và nghĩa tình lên trên bản thân,
2. Nghị luận văn học đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều) hay:
Các tác phẩm của Nguyễn Du đặc biệt là Truyện Kiều đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học và văn hóa Việt Nam. Đoạn trích Trao duyên, từ câu thơ 723 đến câu 756, là một phần nổi bật của tác phẩm kể về khoảnh khắc Thúy Kiều trao duyên cho em gái Thúy Vân.
Mở đầu đoạn trích là câu thơ đầy sự nhờ vả, kỳ vọng của Kiều đối với Thúy Vân:
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Từ “cậy” không chỉ bày tỏ sự tin cậy mà còn làm nổi bật Thúy Vân như là lựa chọn duy nhất, hợp lý nhất trong hoàn cảnh của Kiều. Hành động “lạy” và “thưa” cho thấy Kiều đang chìm trong nỗi đau ở vị trí của kẻ mang ơn cho thấy sự khó khăn của việc nhờ cậy này. Điều đó cũng phản ánh tính chất nghiêm trọng và quan trọng của việc Kiều sắp trao phó cho em gái.
Sau đó, Kiều tiếp tục giãi bày tâm sự, mong muốn Thúy Vân hiểu và cảm thông:
“Giữa đường đứt gánh tương tư…
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Kiều nhắc đến “mối tơ thừa” một mối tình không có ý nghĩa đối với Thúy Vân bởi tình cảm giữa Thúy Vân và Kim Trọng không hề tồn tại. Đó là một mối tình thừa thãi và Thúy Vân phải gánh vác nó như một sự thiệt thòi. Mặc dù biết điều đó, Kiều vẫn một lòng hy sinh vì gia đình.
Kiều trao lại cho Vân những kỷ vật từ chiếc vành đến bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền như một nghi thức trao duyên. Những vật này giờ đây không chỉ là của Kiều và Kim Trọng mà trở thành của chung ba người. Tuy trao đi những kỷ vật ấy nhưng lòng Kiều vẫn không thể quên đi tình yêu, nỗi nhớ về người yêu, khiến nàng xót xa như mất đi một phần quan trọng của cuộc sống.
“Mai sau dù có bao giờ…
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”
Kiều nhiều lần nhắc đến cái chết vừa muốn chắc chắn rằng Vân đã nhận lời vừa thể hiện nỗi bất an về tương lai mờ mịt, sống chết không rõ ràng. Đoạn này thể hiện sự mơ hồ về số phận và sự không chắc chắn trong cuộc đời Kiều, khi nàng phải bán mình để chuộc cha và em.
“Bây giờ trâm gãy bình tan…
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”
Kiều trở về với hiện thực phũ phàng, không còn những kỷ niệm tình yêu ngọt ngào nữa. Tình duyên của nàng đã tan vỡ, cuộc đời nàng sắp phải giao cho người khác. Số phận của Kiều như “bạc như vôi” lênh đênh, mỏng manh như cánh hoa trôi theo dòng nước.
Thông qua đoạn Trao duyên, ta không chỉ cảm nhận được bi kịch tình yêu và số phận của Thúy Kiều mà còn thấy được phẩm chất cao đẹp của nàng. Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, giàu lòng hy sinh và vị tha thể hiện một nhân cách đẹp trong cả tình yêu và trách nhiệm gia đình
3. Đàn ý nghị luận văn học đoạn trích Trao duyên (Truyện Kiều):
a. Mở bài
Trong kho tàng văn học dân tộc, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nổi bật, không chỉ bởi cốt truyện đầy éo le mà còn nhờ vào sự sâu sắc trong từng nhân vật, đặc biệt là Thúy Kiều. Đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn cảm động và ấn tượng nhất của tác phẩm thể hiện rõ nét tính cách và tâm trạng của Thúy Kiều. Qua đó, ta thấy được sự hy sinh, lòng hiếu thảo và nỗi đau đớn sâu sắc của nàng trước số phận nghiệt ngã.
b.Thân bài
b1. Hoàn cảnh của Thúy Kiều
- Người con gái của một viên ngoại giàu có, sở hữu nhan sắc tuyệt trần và tài năng cầm kỳ thi họa hơn người.
- Cuộc sống của nàng tưởng chừng như hoàn mỹ với một mối lương duyên đẹp đẽ với chàng Kim Trọng.
- Trong một đêm, gia đình nàng đã gặp phải biến cố lớn: cha và em bị bắt đi, gia sản bị tịch thu. Trong hoàn cảnh khốn cùng đó, Thúy Kiều phải gánh vác tất cả nỗi lo lắng cho gia đình. Từ đó, chứng minh một tinh thần trách nhiệm cao cả khi quyết định bán thân làm vợ lẽ, đổi lấy vài trăm lượng bạc để chuộc cha và em. Đây chính là minh chứng cho lòng hiếu thảo và sự hy sinh cao cả của nàng.
b2. Sự thông minh khôn khéo của Kiều trong cảnh trao duyên cho em gái Thúy Vân
- Việc trao duyên cho em gái Thúy Vân là một thử thách lớn đối với Kiều, một quyết định không hề dễ dàng.
- Kiều thấu hiểu rằng Thúy Vân sẽ gặp phải khó khăn trong việc chấp nhận tình huống này, vì thế, nàng đã khéo léo mở lời với những câu “Cậy em em có chịu lời/Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Câu nói này không chỉ thể hiện sự tế nhị, mà còn khiến Thúy Vân phải nhận thức được trách nhiệm mà nàng sẽ phải gánh vác.
- Kiều nhanh chóng kể lại mối tình của mình với Kim Trọng, đồng thời giải thích những day dứt trong lòng, từ đó hy vọng Thúy Vân sẽ thấu hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của nàng.
- Kiều đã dùng cả trái tim mình với tình yêu sâu sắc để khẩn cầu em gái hiểu và chấp nhận.
b3. Nỗi day dứt, tiếc nuối và chút ích kỷ trong tình yêu
- Mặc dù Kiều có vẻ ngoài mạnh mẽ, nhưng trong sâu thẳm trái tim, nàng cũng không khỏi đau đớn và tiếc nuối.
- Trong lúc trao duyên, Kiều đã trao lại cho Thúy Vân tất cả tín vật giữa nàng và Kim Trọng, từ chiếc vành ngọc cho đến bức tờ mây, như một nghi thức thiêng liêng. Tuy nhiên, câu nói “Duyên này thì giữ vật này của chung” lại thể hiện sự mâu thuẫn trong lòng Kiều.
- Mặc dù Kiều cố gắng thuyết phục nhưng có lẽ chính nàng cũng không thể dễ dàng từ bỏ tình yêu với Kim Trọng để rồi những tiếc nuối, nỗi buồn về một mối tình dang dở vẫn cứ đeo bám tâm hồn nàng.
b4. Nỗi đau đớn đoạn trường của Kiều sau khi đã trọn tình trọn hiếu
- Lời chia tay của Kiều là những tiếng khóc nghẹn ngào thể hiện nỗi đau đớn không thể tả xiết.
- Nàng thốt lên những lời từ biệt đầy xót xa: “Trăm nghìn gửi lạy tình quân/Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi” như một cách nói lời kết thúc với tình yêu đầy đớn đau dành cho Kim Trọng.
- Kiều nhận thức rất rõ số phận hẩm hiu của mình và cuộc đời nàng như một cánh hoa mong manh, trôi dạt theo dòng nước không biết sẽ về đâu.
- Nàng chấp nhận sự bạc bẽo của số phận với lòng kiên cường của một người con hiếu thảo dù phải hy sinh tất cả.
d5. Nghệ thuật
- Nguyễn Du đã miêu tả rất tinh tế và sâu sắc nội tâm của Thúy Kiều qua đoạn “Trao duyên”. Các cung bậc cảm xúc của Kiều, từ sự đau khổ đến nỗi tiếc nuối, từ lòng hiếu thảo đến tình yêu cháy bỏng đều được thể hiện rõ ràng.
- Ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ khắc họa nhân vật Kiều một cách sống động mà còn phản ánh những nét đẹp tâm hồn, những tâm tư sâu kín trong lòng nàng, khiến người đọc không thể không cảm động.
c. Kết bài
- Đoạn trích “Trao duyên” không chỉ là một lời chia tay đẫm nước mắt mà còn là một bài học về tình yêu, lòng hiếu thảo và sự hy sinh.
- Thấu hiểu về những khổ đau, những xót xa trong cuộc đời của Thúy Kiều. Cảm động trước số phận của nàng, người đọc không khỏi suy ngẫm về ý nghĩa của sự hy sinh của tình yêu và của lòng hiếu thảo trong cuộc sống này.
THAM KHẢO THÊM: