An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy là câu chuyện truyền thuyết nổi tiếng, có thể nói bất cứ người dân Việt Nam nào cũng viết. Dưới đây là bài viết về Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy ngắn gọn nhất:
I. Mở bài:
Lời giới thiệu về nhân vật An Dương Vương và mở đầu câu chuyện:
Ta là An Dương Vương, vị vua của vương quốc Âu Lạc xưa kia. Nhớ lại thời kỳ huy hoàng khi ta xây dựng quốc gia và những nỗi đau mất nước, ta cảm nhận được đây là bài học sâu sắc và giá trị nhất trong cuộc đời mình. Đây là một câu chuyện mà mọi người nên suy ngẫm và ghi nhớ.
II. Thân bài:
– Kể lại các sự kiện theo diễn biến câu chuyện từ góc nhìn của An Dương Vương:
Khi ấy, sau khi ta lên ngôi vua, ta quyết định xây dựng một thành lũy vững chắc để bảo vệ tổ quốc. Thế nhưng thật éo le, công trình liên tục bị sụt lở dù đã được xây lại nhiều lần.
Khi nghe lời đồn rằng vùng đất này còn bị ám bởi linh hồn của những tướng sĩ thất trận, cản trở việc xây thành, ta đã tổ chức lễ trai giới và cầu xin sự phù hộ từ thần linh.
Dường như trời đã nghe thấu lời cầu nguyện của muôn dân. Vào ngày mồng bảy tháng ba, một cụ già từ phương Đông xuất hiện trước cửa thành và thốt lên: “Bao giờ mới xây dựng xong thành này?” Nghe vậy, ta đã cho mời cụ vào thành.
Khi biết cụ già là người do trời phái đến, ta vui mừng tiếp đón và hỏi lý do công việc xây thành không thành công. Cụ trả lời: “Sẽ có một người từ xứ Thanh Giang đến giúp đỡ nhà vua, thì công việc mới thành công.” Rồi cụ ra đi.
Một hôm, khi ta đang chèo thuyền trên hồ, một con Rùa Vàng bất ngờ nổi lên mặt nước, nói rõ tiếng người và tự xưng là sứ Thanh Giang. Ta rất vui mừng và vội vàng đón tiếp Rùa Vàng vào thành.
Nhờ sự hỗ trợ của Rùa Vàng chỉ sau nửa tháng, thành được xây xong với hình dạng xoắn ốc, được gọi là thành Cổ Loa.
Rùa Vàng ở lại cùng chúng ta ba năm rồi rời đi. Trước khi ra đi, Rùa Vàng đã chỉ cho ta cách ứng phó với khi giặc quay trở lại xâm lược. Rùa Vàng tháo vuốt của mình đưa cho ta và dặn: “Hãy chế tạo nỏ dùng vật này làm lẫy, nhằm vào quân giặc mà bắn, thì sẽ không lo gì nữa.”
Làm theo lời dặn, ta đã lệnh cho Cao Lỗ, một tướng tài ba, chế tạo nỏ với vuốt rùa làm lẫy, gọi là “Linh Quang Kim Quy Thần Cơ.”
Không lâu sau, quân Triệu Đà tấn công nước ta, ta dùng nỏ thần để chống lại, khiến quân giặc khiếp sợ và thua trận, phải rút về Trâu Sơn để xây lũy và xin hòa.
Thời gian sau, Triệu Đà đã gửi lời cầu hôn cho con trai của ông, nhằm duy trì hòa bình giữa hai quốc gia. Ta đã tin tưởng và đồng ý gả con gái xinh đẹp của mình là Mị Châu, cho Trọng Thủy và cho hắn ở lại trong cung.
Quyết định này thật đáng tiếc vì ta đã quá chủ quan không nghĩ rằng con rể có thể lừa dối, dụ dỗ Mị Châu để xem nỏ thần rồi đánh tráo nỏ thần mang về phương Bắc.
Có được nỏ thần, Triệu Đà lại tấn công nước ta. Tin tưởng vào nỏ thần, ta không hề cảm thấy lo lắng. Nhưng khi phát hiện nỏ không phải là nỏ thần đã quá muộn, quân giặc đã tiến gần đến thành. Ta phải cùng Mị Châu lên ngựa trốn về phương Nam.
Khi chạy đến bờ biển, ta nhận ra đây là con đường cùng. Ta kêu gọi: “Trời hại ta, sứ Thanh Giang đâu mau cứu giúp!” Rùa Vàng từ dưới nước xuất hiện và hét lên: “Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc!”
Ta bất ngờ quay lại và thấy đường đầy lông ngỗng. Đó chính lý do khiến quân giặc có thể theo dấu chúng ta. Trên tay Mị Châu có áo lông ngỗng, ta hiểu ra mọi chuyện, cảm thấy vô cùng tức giận và đau lòng và đã rút kiếm chém Mị Châu.
Mị Châu kêu xin: “Con nếu có lòng phản nghịch, chết sẽ biến thành cát bụi. Nếu chỉ bị lừa dối, chết sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch nhục nhã.”
Dù đau lòng nhưng với tư cách là người đứng đầu quốc gia, ta không thể tha thứ cho kẻ phản bội.
Ta theo Rùa Vàng xuống biển. Sau đó, ta nghe tin rằng khi Mị Châu chết, máu chảy xuống nước, tạo thành những viên châu ngọc. Trong khi đó, xác Mị Châu được chôn cất tại Loa Thành và biến thành ngọc thạch.
Trọng Thủy cũng đau đớn vì cái chết của Mị Châu và tự tử ở giếng. Nước giếng đã rửa ngọc từ biển Đông, khiến ngọc trở nên sáng đẹp hơn bao giờ hết.
III. Kết bài:
Rút ra bài học và ý nghĩa từ truyền thuyết:
Đây là một bài học sâu sắc về lòng tin, sự cảnh giác và hậu quả của việc thiếu cảnh giác trong các quyết định quan trọng. Nó nhắc nhở rằng sự tin tưởng mù quáng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và chúng ta phải luôn cẩn trọng trong mọi quyết định của mình.
2. Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy hay nhất:
Mùa thu đã đến, cảnh vật trở nên yên ả hơn và lòng người cũng trở nên u sầu một cách lạ thường. Cảnh vật làm tôi nhớ lại những ký ức đau thương năm xưa – những sự kiện mà tôi luôn mong muốn quên lãng nhưng mỗi khi nhớ lại, nỗi đau lại hiện về. Câu chuyện ấy như sau:
Tôi chính là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc trong câu chuyện nổi tiếng về An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Vào thời điểm đó, tôi được dân chúng ca ngợi vì công lao xây dựng thành Cổ Loa. Ban đầu, việc xây dựng thành gặp rất nhiều khó khăn, cứ đắp lên lại bị sụt lở, làm tôi vô cùng lo lắng. Dường như thần linh đã hiểu nỗi khổ của tôi, nên đã cử Rùa Vàng từ phương Đông đến giúp đỡ, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông thạo mọi việc trên trời dưới đất. Tôi rất vui mừng khi nhận được sự trợ giúp từ thần. Chỉ sau nửa tháng, thành Cổ Loa được hoàn thành với hình dạng xoắn ốc và được gọi là thành Quý Long.
Trước khi ra đi, Rùa Vàng đã tặng tôi một chiếc vuốt và dặn rằng vận mệnh quốc gia do trời định, nhưng con người có thể kéo dài thời vận bằng cách tu nhân tích đức. Ngài bảo tôi dùng chiếc vuốt đó để chế tạo một chiếc lẫy nỏ và khi có giặc đến, sử dụng nó làm vũ khí để bảo vệ đất nước.
Theo chỉ dẫn của Rùa Vàng, tôi đã lệnh cho quần thần Cao Lỗ chế tạo một chiếc nỏ từ chiếc vuốt, gọi là nỏ Linh Quang Kim Quy Thần Cơ.
Thời gian trôi qua yên bình, tôi dần quên đi câu chuyện về Rùa Vàng và chiếc nỏ thần. Tuy nhiên, một ngày nọ, Triệu Đà từ phương Bắc đã đem quân xâm lược nước ta. Tôi đã sử dụng chiếc nỏ thần để tiêu diệt quân giặc và Triệu Đà phải xin hòa.
Sau chiến tranh, Triệu Đà đã gửi lời cầu hôn con gái tôi là Mị Châu, cho con trai ông ta là Trọng Thủy. Tôi đã vô tình gả Mị Châu cho Trọng Thủy, một quyết định mà về sau bị xem là sự bán nước. Tôi không thể ngờ rằng cha con Triệu Đà lại có những âm mưu sảo quyệt như vậy.
Trọng Thủy không ở lâu tại Âu Lạc thì xin về nước thăm cha. Trong thời gian ở lại, hắn đã lợi dụng sự cả tin của Mị Châu để lén xem trộm nỏ thần và làm một cái khác thay thế chiếc vuốt của Rùa Vàng. Trọng Thủy mang nỏ thần về phương Bắc mà không ai hay biết.
Một ngày, Triệu Đà cử binh đến xâm lược nước ta. Tin tưởng vào nỏ thần, tôi đã chủ quan và không ngờ rằng nỏ thần đã bị đánh cắp. Không còn cách nào khác, tôi và Mị Châu phải chạy trốn về phương Nam.
Trong quá trình trốn chạy, Mị Châu theo lời dặn của Trọng Thủy đã rải lông ngỗng dọc đường để làm dấu, khiến quân giặc dễ dàng theo dõi được. Sau khi hỏi Rùa Vàng, tôi mới nhận ra rằng kẻ phản bội chính là con gái của mình, Mị Châu. Điều này thật đau lòng! Vì tức giận ta đã trực tiếp ra tay trừng phạt Mị Châu. Trước khi chết, Mị Châu đã khẳng định nếu mình có ý phản bội thì sẽ biến thành cát bụi, còn nếu không thì sẽ thành châu ngọc để chứng minh lòng trung hiếu. Sau đó, máu của Mị Châu chảy xuống nước và máu được chai ăn rồi hóa thành ngọc trai. Điều này chứng tỏ rằng nàng không cố ý hại ta hay quốc gia. Rùa Vàng đã thương xót và dẫn tôi xuống biển.
Sau này, người ta truyền rằng Triệu Đà và con trai ông không tìm thấy tôi mà chỉ thấy xác Mị Châu. Trọng Thủy vì quá đau buồn đã tự tử bằng cách nhảy xuống giếng và nước giếng đó khi rửa ngọc từ biển Đông đã khiến ngọc trở nên trong sáng hơn và đẹp hơn.
Câu chuyện của tôi đã trở thành một bài học cảnh giác cho các thế hệ sau.
3. Đóng vai An Dương Vương kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy chuẩn nhất:
Xin được giới thiệu, tôi là An Dương Vương, vị vua của nước Âu Lạc xưa kia. Nhìn lại quá khứ, khi tôi xây dựng quốc gia đã gặp rất nhiều khó khăn và việc không giữ được đất nước khiến tôi vô cùng đau đớn. Đây thực sự là bài học không thể quên, để lại trong tôi những nỗi đau không thể nào nguôi ngoai.
Nhớ lại thời điểm đó, khi tôi mới lên ngôi, tôi đã quyết định xây dựng một thành lũy để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, công việc xây dựng gặp nhiều trở ngại, mỗi lần đắp lên thì lại sụt lở. Tôi nghe nói rằng đất nơi này bị ám linh hồn của các tướng quân đã bại trận. Vì vậy, tôi đã lập đàn cúng bái, cầu khẩn thần linh để được trợ giúp. Ngày mồng bảy tháng ba, một cụ già từ phương Đông đến đứng trước cửa thành và thốt lên: “Bao giờ thành này mới hoàn thành?”. Tôi rất vui mừng và lập tức mời cụ vào cung, hỏi lý do vì sao việc xây thành lại gặp khó khăn. Cụ già trả lời rằng: “Sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp nhà vua xây thành thành công” rồi từ biệt ra về.
Hôm sau, khi tôi đứng chờ ngoài cửa thành, bất ngờ một con Rùa Vàng nổi lên mặt nước, nói tiếng người và tự xưng là sứ Thanh Giang. Tôi vui mừng khôn xiết, vội vàng đón Rùa Vàng vào thành. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng sau nửa tháng, thành Cổ Loa hoàn thành với hình dạng xoắn ốc, to lớn và vững chắc.
Rùa Vàng đã ở lại với thành ba năm rồi ra đi. Trước khi rời khỏi, Rùa Vàng tặng tôi một chiếc vuốt và dặn rằng: “Hãy làm lẫy nỏ từ chiếc vuốt này để khi có giặc, dùng nỏ làm vũ khí thì không cần lo lắng nữa.”
Vui mừng vì được sự chỉ dẫn của thần, tôi giao cho Cao Lỗ chế tạo một chiếc nỏ từ chiếc vuốt, đặt tên là “Linh Quang Kim Quy Thần Cơ”. Chẳng bao lâu sau, quân Triệu Đà xâm lược nước ta và tôi đã sử dụng nỏ thần để đánh bại quân giặc, khiến họ phải xin hòa.
Không lâu sau đó, Triệu Đà gửi lời cầu hôn con gái tôi là Mị Châu cho con trai ông ta là Trọng Thủy. Tôi đã gả Mị Châu cho Trọng Thủy và để hắn ở lại cung. Một quyết định mà sau này tôi nhận thấy là sai lầm nghiêm trọng. Tôi không biết rằng Trọng Thủy đã lợi dụng sự nhẹ dạ của Mị Châu để lén xem trộm nỏ thần và làm một cái khác để thay thế. Khi Triệu Đà có được nỏ thần, hắn đã mang quân đến tấn công.
Lúc đ, vì tin tưởng vào nỏ thần, tôi vẫn thản nhiên chơi cờ, không lo lắng gì. Nhưng khi tôi phát hiện ra rằng nỏ thần đã bị đánh cắp thì đã quá muộn. Quân giặc đã tiến sát thành, tôi và Mị Châu phải bỏ chạy về phương Nam.
Trên đường chạy, Mị Châu nghe lời của Trọng Thủy đã rải lông ngỗng dọc đường, khiến quân giặc dễ dàng theo dõi. Khi biết sự thật từ Rùa Vàng, tôi vô cùng tức giận và đau lòng. Tôi đã ra tay trừng phạt Mị Châu. Trước khi chết, Mị Châu khẳng định nếu mình có lòng phản bội thì sẽ biến thành cát bụi, còn nếu mình bị lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để chứng minh lòng trung hiếu. Rồi thế là Mị Châu gieo mình xuống nước và máu của Mị Châu tạo thành ngọc trai. Điều này chứng tỏ rằng con gái tôi không cố ý hại cha hay đất nước. Rùa Vàng đã dẫn tôi xuống biển.
Sau này, người ta truyền rằng Trọng Thủy vì quá đau buồn đã tự tử bằng cách nhảy xuống giếng, và nước giếng đó khi rửa ngọc từ biển Đông khiến ngọc trở nên sáng và đẹp hơn.
Câu chuyện của tôi trở thành bài học cảnh giác cho các thế hệ sau và tôi không bao giờ tha thứ cho bản thân vì sự thiếu cảnh giác đã làm mất nước.