Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết các công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Vậy hãy lấy các ví dụ về chí công vô tư và ví dụ về không chí công vô tư?
Mục lục bài viết
1. Lấy ví dụ về chí công vô tư?
Chí công vô tư vừa là một bộ phận hình thành đạo đức cánh mạng, vừa là phẩm chất cần có ở một người trong tất cả những hoạt động thực tiễn. Trong đó, chí công là rất mực công bằng, công tâm, còn vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người với việc, hay nói cách khác thì là “làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Như vậy, có thể hiểu chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết các công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân. Đây cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cần có của một người cán bộ, đảng viên. Trong đạo đức cánh mạng, chí công vô tư là luôn luôn vì mọi người, luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi mà khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất đó là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh.
Một số ví dụ về chí công vô tư như sau:
- Thủy và Mai là đôi bạn thân nhưng Thủy là người ham chơi và luôn làm những điều nguy hiểm. Thấy vậy Mai khuyên Thủy đừng làm những việc như vậy, nhưng Thủy không nghe. Bởi vậy Mai phải nói chuyện đó với gia đình Thủy biết để có biện pháp ngăn cản Thủy. Mai làm vậy là hiểu được việc đúng sai và mong muốn Thủy tốt lên. Ví dụ này cho thấy Mai là người không vì tình cảm bạn bè mà khi thấy bạn làm điều sai mà bỏ qua.
- Trưởng thôn Hiển có người con tên Khang, anh Khang là người ngổ ngáo và luôn trộm chó, gà của người dân. Dù người dân biết nhưng cũng không có bằng chứng nên cũng không thể tố cáo lên cơ quan Công an được. Ông Hiển biết chuyện như vậy đã dạy bảo con trai mình nhưng anh Khang lại nói rằng ông Hiển không cần phải quan tâm. Ông Hiển đã lên Ủy ban nhân dân xã để trình báo sự việc để cơ quan giải quyết và có biện pháp mạnh với Khang. Ví dụ này cho thấy Ông Hiển đã chí công vô tư trong trách nhiệm của mình với mối quan hệ gia đình.
- Sơn là lớp trưởng lớp 11A1, ai trong lớp cũng biết Sơn không thích bạn Anh vì hai người có xích mích từ trước. Trong một lần tổ chức họp lớp để mọi người đưa ra ý kiến về việc tổ chức một buổi chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam cho các thầy cô giáo trong trường. Mọi người ở trong lớp bàn bạc sôi nổi và Anh đã đưa ra ý kiến được nhiều người đồng tình. Sơn dù rất ghét Anh nhưng thấy ý kiến được nhiều bạn hưởng ý nên Sơn đã quyết định làm theo ý kiến của Anh đưa ra. Ví dụ này cho thấy Sơn đã rất chi công vô tư trong công việc của lớp.
2. Lấy ví dụ về không chí công vô tư?
Ngược lại với chí công vô tư như đã nói ở mục trên đó chính là không chí công vô tư. Qua ý hiểu về “chí công vô tư” như đã nêu trên, có thể hiểu không chí công vô tư là biểu hiện, hành vi của con người thể hiện ở sự không công bằng, thiên vị, giải quyết công việc theo cảm tính, mối quan hệ hoặc có thể vì lợi ích cá nhân,… Đây là một hành vi khiến cho phẩm chất đạo đức của con người “xuống cấp”.
Một số ví dụ về không chí công vô tư như sau:
- Trong học tập: Hiếu và Nam là bạn học cùng lớp 12A1. Được sự tín nhiệm của các thành viên trong lớp, Hiếu đã được bầu làm lớp trưởng. Hiếu là học sinh giỏi của lớp, luôn luôn tuân thủ chặt chẽ nội quy của lớp và trường. Ngược lại, Nam lại là một học sinh thường xuyên đi muộn. Tuy nhiên, Hiếu vì mối quan hệ bạn bè thân thiết với Nam nên đã lợi dụng quyền hạn của mình để bao che cho Nam. Việc làm đó của Hiếu chính là biểu hiện của không chí công vô tư, nó không chỉ làm cho Nam không ý thức được về cái sai của mình mà còn khiến cho các bạn trong lớp cùng thầy cô giáo không tín trọng Hiếu.
- Trong cuộc sống: Ông Thể là cán bộ tư pháp hộ tịch xã A, ông Thể có một người em là ông Thao. Ông Thao đi làm thủ tục hành chính đổi tên cho con, do ông Thao không có những căn cứ để được đổi tên cho con theo đúng quy định của pháp luật nên đáng ra ông Thao không thể thực hiện được thủ tục hành chính đó, nhưng do ông Thể là anh của ông Thao, mà còn là một cán bộ hộ tịch nên ông Thể đã vẫn thực hiện thủ tục đó cho ông Thao. Ví dụ này thể hiện được rằng hành vi của ông Thể là biểu hiện của sự không chí công vô tư của cán bộ, công chức.
3. Ý nghĩa của biểu hiện chí công vô tư?
Các hành vi thể hiện sự chí công vô tư có thể là:
- Đối với học sinh, sinh viên, chí công vô tư được thể hiện thông qua các hành vi như sau:
+ Không thiên vị, che giấu các hành vi sai trái của bạn bè;
+ Kiên quyết xử phạt những hành vi sai trái vi phạm nội quy, báo cáo với thầy giáo, cô giáo để đưa ra những phương án xử lý đúng đắn.
+ Không im lặng, thờ ở trước các hành vi sai trái, chưa đúng.
+ Ủng hộ ý kiến đúng đắn góp phần xây dựng kỷ luật và phát triển phong trào của trường, của lớp.
- Đối với cán bộ, đảng viên, chí công vô tư được thể hiện thông qua một số mặt sau:
+ Luôn mẫu mực, công bằng, công tâm, không thiên vị, không có vụ lợi;
+ Đặt lơi ích của đảng, của nhà nước và nhân dân lên hàng đầu;
+ Ủng hộ các quan điểm, hành vi đúng đắn và phản đối, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, chuyên quyền, độc đoán và những hành vi vi phạm pháp luật khác.
“Chí công vô tư” có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi tập thể và cá nhân, cụ thể như sau:
Thứ nhất: ý nghĩa đối với tập thể
Chí công vô tư là phẩm chất quan trọng đem lại lợi ích tập thể và cho cộng đồng xã hội. Mỗi người đều xem trọng lợi ích tập thể là nên tảng cơ bản để giúp cho tập thể phát triển được bền vững. Từ đó, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo đúng với mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra.
Thứ hai: ý nghĩa đối với cá nhân
Chí công vô tư góp phần rất lớn đối với quá trình học tập, làm việc và rèn luyện của mỗi con người. Trước hết, rèn luyện chí công vô tư góp phần vào quá trình tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện về phẩm chất. Từ đó, phẩm chất chí công vô tư là điều kiện tiên quyết để tạo được lòng tin đối với mọi người xung quanh. Những người có phẩm chất này nhận được sự tin cậy, kính trọng, có uy tín cao ở trong tập thể và cộng đồng. Từ đó, đòi hỏi mỗi người cần phải có ý thức tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tính chí công vô tư. Trong quá trình học tập rèn luyện, làm việc thì chúng ta cần ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư. Đồng thời là phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong mọi công việc.
Với ý nghĩa đó, đòi hỏi mỗi người cần phải có ý thức tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tính chí công vô tư. Trong quá trình học tập, làm việc, chúng ta cần ủng hộ những người có phẩm chất chí công vô tư. Đồng thời phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong khi giải quyết mọi công việc.
4. Hậu quả của việc không chí công vô tư?
Các hành vi thể hiện sự trái với chí công vô tư có thể là :
- Thiên vị những người có mối quan hệ thân thiết với mình;
- Khi xây dựng nội quy luôn tạo ra các quy định có lợi cho mình.
- Lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để bao che cho những người có hành vi vi phạm.
- Không xử phạt sai phạm của những người thân thiết với mình.
- Phân chia công việc không đồng đều (bản thân mình làm những công việc nhẹ nhàng, dễ dàng còn người khác làm việc nặng nhọc)
- Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm những việc bất lợi cho người khác.
- Cá nhân, tổ chức có hành vi không chí công vô tư mang lại khá nhiều các hậu quả khác nhau, có thể kể đến như: Không được mọi người xung quanh tin cậy, kính trọng; Gây ra mất đoàn kết trong gia đình, nội bộ; Gây ra các mâu thuẩn ngoài ý muốn; Làm xã hội đi xuống, kém phát triển…
THAM KHẢO THÊM: