Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam. Đây là một đô thị loại II, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh. Xin mời các bạn đọc cùng có thời gian theo dõi bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc TP Bà Rịa (Vũng Tàu).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính các xã phường thuộc thành phố Bà Rịa (Vũng Tàu):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc thành phố Bà Rịa (Vũng Tàu)?
Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 8 phường, 3 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Phường Kim Dinh |
2 | Phường Long Hương |
3 | Phường Long Tâm |
4 | Phường Long Toàn |
5 | Phường Phước Hiệp |
6 | Phường Phước Hưng |
7 | Phường Phước Nguyên |
8 | Phường Phước Trung |
9 | Xã Hòa Long |
10 | Xã Long Phước |
11 | Xã Tân Hưng |
3. Tìm hiểu chung về thành phố Bà Rịa (Vũng Tàu):
Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tính chất của thành phố được khẳng định:
-
Là trung tâm thương mại dịch vụ của tỉnh và của tiểu vùng.
-
Là trung tâm giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học của tỉnh và của tiểu vùng.
-
Có vị trí quan trọng về an ninh Quốc phòng.
Thành phố Bà Rịa có vai trò quan trọng trong việc kết nối về không gian kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp của tỉnh và thực hiện vai trò cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp, cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho các huyện lân cận.
Vị trí địa lý:
Thành phố Bà Rịa có tọa độ địa lý từ 10°30′ đến 10°50′ vĩ độ Bắc, từ 107°10′ đến 107°17′ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 75 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Vũng Tàu 20 km về phía Nam. Địa giới hành chính thành phố Bà Rịa:
-
Phía Đông giáp huyện Đất Đỏ
-
Phía Đông Nam giáp huyện Long Điền
-
Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Phú Mỹ
-
Phía Nam giáp thành phố Vũng Tàu
-
Phía Bắc giáp huyện Châu Đức
Diện tích và dân số:
Thành phố Bà Rịa có diện tích 91,46 km² với tổng dân số 235.192 người, mật độ dân số là 2.584 người/km².
Địa hình:
Địa hình thành phố phần lớn là đồng bằng khá bằng phẳng, hơi dốc ở phía Bắc.
Thổ nhưỡng:
Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính là đất xám và đất đỏ Bazan.
Khí hậu:
Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực, gồm hai mùa rõ rệt cùng mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 độ C đến 27,2 độ C.
Kinh tế:
Kinh tế của thành phố Bà Rịa chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Các ngành công nghiệp chủ đạo của thành phố Bà Rịa bao gồm sản xuất dầu khí, xây dựng tàu biển, chế tạo máy móc, sản xuất gạch và ngói, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất các sản phẩm chế biến từ gỗ. Đây là các ngành công nghiệp đóng góp lớn vào ngân sách địa phương và tạo việc làm cho địa phương.
Ngoài ra, thành phố Bà Rịa cũng có các hoạt động dịch vụ phát triển, bao gồm các cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng, khách sạn và các hoạt động du lịch. Thành phố cũng có một trung tâm thương mại lớn – Bà Rịa Plaza – cung cấp nhiều dịch vụ và hàng hóa cho người dân địa phương và du khách.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thành phố Bà Rịa có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây trồng như cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Nông nghiệp là một ngành kinh tế tiềm năng của thành phố, đóng góp vào sản lượng nông sản của tỉnh và cung cấp nguồn thu nhập cho người dân.
4. Quy hoạch thành phố Bà Rịa (Vũng Tàu) đến năm 2030:
Theo tính chất quy hoạch, thành phố Bà Rịa là đô thị hành chính – chính trị, văn hóa thương mại, dịch vụ của tỉnh, giữ vai trò quan trọng để thực hiện kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực cũng như phía hành lang phát triển không thương thuộc tuyến quốc lộ 51; thực hiện vai trò cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho các khu công nghiệp, cung ứng vật tư đồng thời tiêu thụ nông sản cho sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa tiêu dùng cho các huyện lân cận.
Trong định hướng phát triển không gian, thành phố Bà Rịa được quy hoạch như sau:
* Về quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị:
Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phải hài hòa giữa không gian xây dựng và không gian cảnh quan, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố Bà Rịa trở thành một đô thị văn minh hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc.
Phát triển bền vững, có môi trường xanh, sạch, đẹp, kiến trúc cảnh quan đậm nét đặc thù của miền Đông Nam Bộ, đưa thành phố Bà Rịa thành đô thị theo cấu trúc tập trung – không gian mở theo định hướng quy hoạch ‘ để khẳng định vai trò vị thế của đô thị trong vùng, tạo sức hấp dẫn đầu tư, phát triển thành phố.
* Về phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Tập trung đầu tư vào một số khâu trọng tâm như: ngầm hóa toàn bộ hệ thống cấp điện và cáp quang, đầu tư xây dựng hệ thống cống hộp của Rạch Thủ Lựu, nâng cấp mở rộng đường Cách mạng tháng tám – là trục đường chính của trung tâm nội thị; tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông đô thị nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội và bộ mặt đô thị, như: đường Trần Hưng Đạo, Võ Thị Sáu và đường Nguyễn Tất Thành nối dài, đường trục chính xã Tân Hưng giai đoạn 2,…
* Về lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội:
Tập trung hoàn thành các chương trình, đề án phát triển sự nghiệp văn hóa xã hội theo nghị quyết của Đảng bộ thành phố Bà Rịa đã đề ra, như: đề án xây dựng nông thôn mới; đề án nâng cao chất lượng danh hiệu Thành phố Văn Hóa; đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; đầu tư xây dựng nâng cấp các trường lớp đạt mục tiêu 100% trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện tốt các chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”; chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Bà Rịa có thể xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bà Rịa đến năm 2030. Bản đồ này được thể hiện trên ứng dụng quy hoạch đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được vận hành bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dưới đây là bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bà Rịa căn cứ theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thành phố Bà Rịa đến năm 2030.
5. Quy hoạch giao thông thành phố Bà Rịa (Vũng Tàu):
Đường bộ: Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nâng cấp quốc lộ 51 theo định hướng giao thông vùng, kết nối thành phố với các đô thị khác trong tỉnh và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa.- Vũng Tàu phù hợp, thống nhất với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Quy mô và vị trí tuyến, ga cụ thể tuân thủ các quy hoạch chuyên ngành được duyệt.
Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam và các quy hoạch vùng có liên quan.
Đường thủy nội địa: xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, khai thác hiệu quả các luồng tuyến chính trên sông Dinh; sông Mũi Giùi; sông Rạng; sông Chà Và; sông Ba Cội; sông Cỏ May – Cửa Lấp; sông Sao; Rạch Tre và Rạch Bến Đình.
Đường biển: Xây dựng và phát triển cảng biển theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Các khu bến cảng chính gồm: Sao Mai – Bến Đình, Long Sơn, cảng trên sông Dinh và hệ thống các bến tàu khách, bến du thuyền tại bãi Dâu và Bãi Trước.
Nâng cấp, chỉnh trang hệ thống đường giao thông đô thị hiện có. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục dọc; phát triển bổ sung mạng lưới trục ngang kết nối khu vực trung tâm với khu vực ven biển. Tỷ lệ đất giao thông, giao thông tỉnh và mạng lưới đường đô thị tuân thủ các quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chí đô thị loại I.
Giao thông công cộng: Phát triển hệ thống giao thông xe buýt, đảm bảo phục vụ nhu cầu đô thị và liên kết với khu vực lân cận, chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới xe buýt kết nối các khu vực trong đô thị, tiếp cận thuận tiện với các trung tâm đô thị phát triển mới.
THAM KHẢO THÊM: