Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo những trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Vậy theo quy định của pháp luật thì nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học:
Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học có giải thích cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo những trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Thêm nữa, tại khoản 2, 3 Điều 4 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học cũng có giải thích như sau:
- Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu về nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học
- Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học bao gồm có các nhiệm vụ và quyền hạn của Trường đại học, học viện và nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học, cụ thể như sau:
1.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học, học viện:
Căn cứ Điều 28 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học thì trường đại học phải có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm được chất lượng giáo dục đại học.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa những chương trình và trình độ đào tạo.
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ các giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.
- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
- Tự đánh giá về chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng về các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
- Hợp tác với những tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành mà có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.
- Những nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học:
Căn cứ Điều 29 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học thì đại học phải có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Các nhiệm vụ và quyền hạn của đại học:
+ Xây dựng về chiến lược, kế hoạch phát triển đại học;
+ Quản lý, điều hành, tổ chức những hoạt động đào tạo của đại học;
+ Huy động, quản lý, sử dụng những nguồn lực, chia sẻ tài nguyên và cơ sở vật chất dùng chung trong đại học;
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Chính phủ, những bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đại học đặt trụ sở theo quy định;
+ Được chủ động cao trong những hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức bộ máy;
+ Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo đúng quy định của pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học quốc gia và những cơ sở giáo dục đại học thành viên; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài:
Căn cứ Điều 31 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học thì nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm có:
- Xây dựng và thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, nghiên cứu khoa học; xây dựng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập; bảo đảm được chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đại học; tổ chức các hoạt động đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và hoạt động theo đúng quyết định cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo.
- Công khai cam kết về chất lượng đào tạo, công khai về nguồn lực và tài chính.
- Chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động và giải trình theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, cơ quan có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi mà cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở và hoạt động.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giảng viên và những người lao động khác, kể cả ở trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
- Tôn trọng về pháp luật, phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật nước Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học:
Căn cứ Điều 32 Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học thì quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
- Điều kiện thực hiện về quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học:
+ Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi chính tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
+ Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định về quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
+ Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến mỗi đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm có ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác ở trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, về cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của mỗi vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định về nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng về nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho các sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: