Với tóm tắt Hội thi thổi cơm Ngữ văn lớp 7 hay, ngắn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Hội thi thổi cơm lớp 7. Cùng tìm hiểu qua bài viết: Tóm tắt nội dung của văn bản hội thi thổi cơm ngắn gọn nhất của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung của văn bản hội thi thổi cơm ngắn gọn nhất:
Hàng năm, vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, làng Đồng Vân thường tổ chức lễ hội rước nước, hát chèo và thổi cơm thi. Lễ hội này mở đầu bằng lễ dâng hương. Cuộc thi bắt đầu bằng nghi lễ lấy lửa trên ngọn cây chuối cao. Các thành viên trong đội sẽ bào những thanh tre già thành những chiếc đũa bông châm lửa. Trong khi đó, các thí sinh nhanh chóng giã gạo, cho vào nồi, múc nước và bắt đầu thổi cơm. Các đội thổi cơm lần lượt đan xen nhau uốn lượn trên sân đình. Sau một giờ rưỡi, những nồi cơm được bày ra trước cửa đình. Ban giám khảo mở cơm và chấm theo ba tiêu chí: gạo trắng, cơm dẻo và cơm không bị cháy. Cuộc thi nào cũng rất sôi nổi và việc giành giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một hoạt động văn hóa truyền thống có nguồn gốc từ các cuộc trẩy quân chống giặc của người Việt cổ dọc theo dòng sông Đáy từ xa xưa.
2. Tóm tắt nội dung của văn bản hội thi thổi cơm hay nhất:
Hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng) lại tổ chức lễ rước nước, hát chèo và thi nấu cơm. Hội thổi cơm có nhiều nét độc đáo về quy trình và cách chế biến. Người dự thi được tuyển chọn từ các thôn trong làng. Cuộc thi bắt đầu bằng việc lấy lửa, chuyền lửa, nhóm lửa; sau đó các đội thi sẽ chế biến gạo; đun nấu làm chín cơm trong khoảng một giờ rưỡi. Tiêu chí chấm điểm của ban giám khảo là gạo trắng, cơm ngon, không bị cháy. Hội thổi cơm thi này là hoạt động văn hóa truyền thống có nguồn gốc từ các chiến dịch quân sự của người Việt cổ dọc theo dòng sông Đáy cổ xưa. Với những nét độc đáo của mình, hội thi đã góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống trong các hoạt động văn hóa hiện đại ngày nay.
3. Tóm tắt nội dung của văn bản hội thi thổi cơm nâng cao:
Hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng, làng Đồng Vân lại tổ chức hội thi nấu cơm. Hội thổi cơm thi có rất nhiều nét độc đáo và đặc sắc từ quy trình lấy lửa cho đến cách nấu cơm. Cuộc thi bắt đầu bằng công việc nhóm lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa kết thúc, bốn chàng trai trẻ của đội nhanh như sóc, thoăn thoắt trèo lên bốn cây chuối bôi mỡ để lấy những nén hương cắm trên ngọn. Có người trèo lên, tụt xuống, lại trèo lên… Khi họ mang nén hương xuống, người dự thi được trao ba que diêm để châm nén hương cho hương cháy. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi gọt những thanh tre già thành những vòng bông. Người thì nhanh chông giã thóc, giần sàng thành gạo, chuẩn bị cho vào nồi, người thì lấy nước và bắt đầu nấu cơm. Mỗi người nấu cơm đều cầm một thanh tre được khéo léo luồn vào thắt lưng, uốn cong theo hình vòng cung từ sau ra trước, đầu thanh có treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm một tay cầm thanh tre, tay kia cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau trong sân đình, trong tiếng reo hò nồng nhiệt của khán giả cổ vũ cho lễ hội. Sau khi hết thời gian quy định, các nồi cơm được bày trước đình. Mỗi nồi cơm đều được đánh số để đảm bảo giữ bí mật. Ban giám khảo chấm điểm dựa vào ba tiêu chí: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi rất thú vị và việc giành giải thưởng đã trở thành niềm tự hào của dân làng.
4. Bố cục tác phẩm Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
Chia văn bản thành 4 đoạn văn:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “được dùng để cúng thần”: Hội thi nấu cơm ở lễ hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)
– Đoạn 2: Tiếp theo đến “là người thắng cuộc”: Hội thi nấu cơm ở lễ hội làng Chuông (Hà Nội)
– Đoạn 3: Tiếp theo đến “ngon là người thắng cuộc”: Hội thi nấu cơm ở lễ hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)
– Đoạn 4: Còn lại: Hội thi nấu cơm ở lễ hội Hành Thiện (Nam Định).
* Giá trị nội dung:
– Văn bản trình bày những nét đặc sắc riêng của hội thi nấu cơm ở mỗi vùng miền
– Thể hiện niềm tự hào về phong tục văn hóa truyền thống đa dạng của Việt Nam
* Giá trị nghệ thuật:
– Bố cục văn bản được sắp xếp mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu.
– Nội dung cô đọng, súc tích
– Ngôn ngữ tươi sáng, giản dị.
5. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hội thi thổi cơm:
* Điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm ở các địa phương:
– Giống nhau: Các cuộc thi đều có chung tiêu chí để đánh giá người chiến thắng, đó là cơm chín, dẻo, ngon.
– Khác nhau: Mỗi địa phương có luật chơi và cách thực hiện khác nhau.
Hội thi nấu cơm tại lễ hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)
Cuộc thi nhằm tái hiện lại tích của Phan Tây Nhạc, một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, đã huấn luyện binh lính thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu và ăn cơm trong điều kiện khó khăn.
Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu được chuẩn bị sẵn là thóc, củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải tiến hành làm gạo, nhóm lửa, đi lấy nước để nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; nhóm lửa, lấy nước và thổi cơm.
Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), tự xay gạo,dần sàng, nhóm lửa, lấy nước và nấu cơm.
Bước 1, thi làm gạo: sau hồi trống báo hiệu bắt đầu, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Đội nào có được gạo trắng đầu tiên sẽ thắng.
Bước 2, thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh tre già cọ vào nhau (bước quan trọng nhất là bước này), dùng rơm khô để nhóm lửa. Người lấy nước cách xa khoảng 1km, nước được chứa trong 4 chiếc chum đồng, chờ người lấy được mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy được nước về đích trước sẽ thắng cuộc.
Bước 3, nấu cơm: giáp nào nấu cơm ngon, chín và về đích trước sẽ thắng. Cơm của giáp đó dùng để cúng thần linh.
Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)
Cuộc thi dành cho nữ: Người dự thi thực hiện trong phạm vi vòng tròn có đường kính 1,5m. Theo quy ước, vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẻ khoảng 7 – 8 tháng tuổi (không phải con của người dự thi) và trông chừng một con cóc để nó không nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa được lấy từ rơm, nhóm lửa, đặt bếp, trông đứa trẻ làm sao cho đứa trẻ không được khóc và con cóc không nhảy ra khỏi vòng tròn. Thời gian thi là một nén hương. Cơm nấu xong đầu tiên chín và ngon hơn là người chiến thắng.
Cuộc thi của nam: Bếp được đặt trên bờ ao hoặc bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếpSau lệnh báo hiệu bắt đầu cuộc thi, các chàng trai lên thuyền tre, bơi bằng tay sang bờ bên kia, neo thuyền vào bờ và làm mọi việc trên chiếc thuyền bền chắc. Tay ướt vẫn phải nhóm lửa, nấu và giữ cho lửa ổn định. Ai nấu cơm ngon và hoàn thành trước là người chiến thắng.
Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa – Thanh Hóa)
Các thí sinh ngồi trên một chiếc thuyền thúng trong một ao lớn, lộng gió. Mỗi người có một chiếc thuyền, kiềng, rơm ướt, bã mía và đồ trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền ra bãi giữa ao. Thuyền bập bềnh, gió mạnh, củi khó cháy, thậm chí đôi khi có mưa phùn và gió bắc. Kết thúc cuộc thi, ai nấu được nồi cơm hoặc chõ xôi ngon nhất thì người đó sẽ chiến thắng cuộc thi.
Thi nấu cơm tại lễ hội Hành Thiện (Nam Định)
Cuộc thi dành cho nam giới. Mỗi nhóm gồm hai người, xếp hàng ngang. Một người buộc một cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng với phần ngọn cao hơn đầu người, chiếc nồi đất có sẵn gạo và nước nấu cơm được treo trên đỉnh sào phía trước, người còn lại đảm nhiệm việc thắp lửa và nấu cơm.
Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh tre già, sau đó châm lửa vào ngọn đuốc dưới đáy nồi cơm. Cả hai người phải đi bộ quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào nấu cơm ngon nhất là nhóm chiến thắng.