Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, luôn luôn học tập thực hiện theo sáu điều Bác Hồ dạy. Dưới đây là bài viết phân tích về xuất xử và ý nghĩa sâu sắc của sáu điều 6 điều Bác dạy Công an nhân dân. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Sáu điều Bác dạy Công an nhân dân:
Lực lượng Công an nhân dân có vị trí, vai trò to lớn đối với nước ta, bởi vậy lực lượng này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Đảng và Nhà nước,… Đặc biệt trong đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ là một vị anh hùng của dân tộc Việt Nam, mà còn là một tấm gương sáng ngời về đạo đức, về tư tưởng chính trị, về lối sống và tác phong làm việc đối với toàn dân ta, trong đó có lực lượng công an nhân dân.
Do đó, vào ngày 11 tháng 03 năm 1948, trong bức thư gửi đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên sáu nội dung về “Tư cách người Công an cách mệnh”, đó là những điều sau đây:
“Ðối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính.
Ðối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Ðối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Ðối với Nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Ðối với công việc, phải tận tụy.
Ðối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.
Sáu điều mà Bác Hồ dạy Công an nhân dân tuy rất vắn tắt nhưng đã tách bạch bản chất đặc trưng của “Công an cách mệnh”, trở thành kim chỉ nam cho tất cả mọi hoạt động của Công an nhân dân theo trong các thời kì cách mạng của dân tộc ta.
Sáu điều mà Bác Hồ đích thân dạy Công an nhân dân là những lời dạy về lực lượng vũ trang, lực lượng nòng cốt của nước ta, trong đó mỗi người phải thường xuyên quán triệt sáu điều Bác Hồ dạy. Mỗi một cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải luôn ghi nhớ trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận; trung thực, khiêm tốn; tôn trọng, lễ phép với Nhân dân; biết nhận lỗi và quyết tâm sửa lỗi, dũng cảm trong trách nhiệm và kỷ luật; có lòng tự trọng cao. Đây là những yêu cầu mà mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, với tư cách là những công bộc của nhân dân, của đất nước, phải tự giác, có ý thức chấp hanh nghiêm chỉnh, trở thành nhu cầu tự tại trong mỗi bản thân.
Trong từng thời kì cách mạng khác nhau, lực lượng Công an nhân dân luôn nghiêm túc chấp hành và quán triệt thực hiện đúng theo nguyên tắc của Đảng, tích cực chủ động lãnh đạo Công an nhân dân phải đảm bảo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; đồng thời luôn chủ động nắm bắt tình hình, phân tích chính xác, thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước trong các kế hoạch, định hướng, các chủ trương, đường lối được đề ra, nhằm hoàn thiện thể chế, huy động tổng thể các nguồn lực để luôn đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự và an toàn cho toàn thể xã hội. Phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, song song với đó tiến hành triển khai đồng bộ, quyết liệt tất cả các biện pháp đấu tranh có hiệu quả cao nhất với mọi âm mưu, hoạt động chống phá, phá hoại của các thế lực thù địch, tất cả các loại tội phạm, qua đó góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội, củng cố và xây dựng niềm tin của cán bộ, của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đồng thời giữ vững sự ổn định về chính trị, về trật tự, an ninh và an toàn xã hội, qua đó cũng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đối nội và đối ngoại của đất nước ta. Tuân theo Sáu điều bác dạy, Lực lượng Công an nhân dân luôn nghiêm túc chấp hàng và gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các nghị quyết, các chỉ thị của Trung ương về việc xây dựng, chỉnh đốn của Đảng và của hệ thống chính trị nói chung; luôn học tập và phát huy, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vĩ đại.
2. Ý nghĩa Sáu điều Bác dạy Công an nhân dân:
– Lời dạy đầu tiên trong Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân là “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Ngay từ lời dạy đầu tiên của Người, chúng ta đã thấy rõ mong muốn của Bác rằng người chiến sĩ công an nhân dân dù muốn thực hiện bất cứ điều gì cũng phải xuất phát từ chính bản thân của mình trước tiên. Tự điều chỉnh hành động của mình, không ngừng học tập trau dồi bản thân nhằm nâng cao trình độ kĩ năng chuyên môn. Các đức tinh cần, kiệm, liêm, chính là tổng hợp những đức tính mà mỗi người trong chúng ta phải có, chứ không chỉ là năng lực của người chiến sĩ công an nhân dân. Tuy nhiên, người chiến sĩ công an nhân dân là lực lượng nòng cốt và tiên phong, đi đầu trong tất cả hoạt động bởi vậy việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cá nhân là việc nên được ưu tiên hàng đầu.
Qua những lời răn dạy của Bác, càng khẳng định thêm đây chính là những đức tính và phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân. Trong lời dạy của Bác, cần được hiểu là cần mẫn, cần cù chịu khó, không quản ngại khó khăn, gian khổ. Kiệm chính là tiết kiệm, thể hiện ở việc chi tiêu và sử dụng các tài sản công phải tiết kiệm, đúng quy đinh, không được lãng phí. Liêm chính là sự trong sạch, sự liêm khiết là một đức tính bắt buộc cần có của lực lượng “đầy tớ” của nhân dân. Những việc nào có lợi cho dân nhất định phải làm bằng được, phải ưu tiên trước, việc nào có hại đến dân tuyệt đối tránh xa. Chính là sự chính trực và thẳng thắn trong công việc, trong cuộc sống, chủ động nhận ra và sửa chữa các điểm sai, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
– Lời dạy thứ hai mà Bác Hồ muốn nói đến đó chính là sự gắn bó, gắn bó trong tư cách công an nhân dân, tức là đối với đồng nghiệp, đồng chí, muốn gắn bó với nhau thì phải dựa vào sự đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đây là điều nên làm đối với đồng nghiệp. Giúp đỡ chứ không phải làm thay vì vậy khi giúp đỡ cũng nên đúng thẩm quyền và chức trách được giao, tránh sai lệch.
– Lời dạy thứ ba là “Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành”, lòng trung thành của lực lượng công an nhân dân được hình thành trên cơ sở giác ngộ, tình cảm yêu thương đồng chí, đồng đội, từ lòng yêu nghề mà nó được hình thành, được bồi dưỡng, được rèn luyện thông qua làm việc, chiến đấu, bằng ý chí quyết tâm vươn lên sáng tạo trong học tập và trong chiến đấu.
– Trong lời dạy thứ tư của Bác “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”. Lực lượng Công an nhân dân xuất phát từ nhân dân, phục vụ nhân dân, vì vậy phải gần gũi nhân dân, tôn trọng và lễ độ với nhân dân.
– “Đối với công việc, phải tận tụy” Một tinh thần, thái độ ngắn gọn nhưng cần thiết đối với công việc. Nhưng sự tận tụy với công việc của người chiến sĩ công an nhân dân được thể hiện ở sự bền bỉ, chủ động, sáng tạo và đặc biệt sự sáng tạo đó cần phải đúng đắn vì mục đích phục vụ toàn thể nhân dân. Bất cứ công việc gì nếu đã đảm nhiệm cũng phải quyết tâm làm, làm đến cùng, làm ra kết quả, không ngại khó khăn, không ngại nguy hiểm. Đây cũng là những biểu hiện của tinh thần trách nhiệm của người chiến sĩ Công an nhân dân hết lòng vì nước vì dân.
– Đối với lời dạy thứ sáu của Bác, Bác dạy “Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”. Sự cương quyết đến cùng đối với kẻ địch chính là một nguyên tắc không thể thay đổi, cách xử trí thứ hai đối với kẻ định là phải thật khôn khéo. Phải biết kết hợp giữa tinh thần cương quyết, và lấy sự khôn khéo làm vũ khí sắc bén. Tuân theo những lời dạy của Bác, tất cả cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân cần phải đảm bảo xây dựng cho mình một bản lĩnh chiến đấu kiên cường, một lập trường kiên định, không dao động trước thử thách, khó khăn, để ngày căng trưởng thanh trong công tác thực hiện nhiệm vụ.
3. Vị trí của Công an nhân dân:
Lực lượng Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nòng cốt của nhân dân được xây dựng nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn cho toan xã hội, đồng thời đấu tranh với mục tiêu phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Lực lượng Công an nhân dân được xây dựng và hoạt động dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về tất cả mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự lanh đạo thống nhất của Chủ tịch nước và sự quả lí của Chính phủ, sự chỉ huy ttruwcj tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
Lực lượng Công an nhân dân chính là một lực lượng vũ trang quan trọng của Đảng và của Nhà nước ta, đây là lực lượng có vai trò làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh đất nước và với vai trò giữ gìn trật tự, an toàn của toàn xã hội, có vai trò to lớn trong việc tham mưu cho Đảng, Nhà nước về vấn đề bảo vệ an ninh Tổ quốc và đảm bảo giữ gìn trật tự, an toàn cho toan thể xã hội.