Khi nhắc đến Phan Thiết, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến những bãi biển đẹp và những đồi cát minh mông, không chỉ vậy Phan Thiết còn là một địa điểm du lịch văn hóa nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới đây là bài thuyết minh về trường Dục Thanh hay nhất, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về trường Dục Thanh (Phan Thiết) hay nhất:
Trường Dục Thanh được xem là một trong những di tích văn hóa lịch sử của Việt Nam, ra đời vào năm 1905, được xây dựng với mục đích hưởng ứng phong trào Duy Tân của những người chiến sĩ yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh. Trường Dục Thanh cũng được xem là nơi in dấu ấn thời thanh niên của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Từ năm 1910 cho đến năm 1911, với rất nhiều tâm huyết và trí tuệ, Bác Hồ của chúng ta đã dừng chân tại mảnh đất Phan Thiết để dạy học và chính tại nơi đây, Bác Hồ đã truyền đạt những lý tưởng văn hóa, khơi dậy tinh thần yêu nước cho những người học trò của mình từ khi ra đi tìm đường cứu nước. Vì vậy có thể nói, ngôi trường Dục Thanh gắn liền với mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, khi Hồ Chí Minh bắt đầu được tiếp xúc với tư tưởng yêu nước và cách mạng của các sĩ phu yêu nước đương thời.
Không đơn thuần được xem là một địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng, ngôi trường này chính là nơi mà các du khách có thể đến để tìm hiểu, tưởng niệm về cuộc đời của Hồ Chí Minh. Khi tham quan khu du tích lịch sử này sẽ giúp cho quý khách có thêm những hiểu biết về lối sống, tư tưởng và con người của Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Khu di tích được xem là chứng minh lịch sử, chứng kiến cho những khát vọng lớn và tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong quá trình giải phóng dân tộc. Đây cũng được xem là một phần không thể thiếu trong hệ thống di tích lịch sử, lưu niệm Hồ Chí Minh trên địa bàn phạm vi cả nước. Những bài học và kỷ vật mà Hồ Chí Minh để lại được xem là tài sản vô cùng quý giá mà nhân dân Phan Thiết luôn luôn tự hào và phát huy cho đến ngày nay.
Ngôi trường được xây dựng vào năm 1907, cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Và được xây dựng ngay trên đất nhà thờ họ Nguyễn ở làng Đức Thành (cụ thể là ở địa chỉ số nhà 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết). Ngôi trường có cấu trúc khá đơn giản, phần lớn được xây dựng bằng gỗ, một ngôi nhà lầu nhỏ có tên là Ngoạ Du Sào – là nơi làm việc và nơi tiếp khách. Kinh phí hoạt động của trường thông thường nhờ vào những nguồn cơ bản như: Huê lợi từ 10 mẫu nhất đẳng điền do ông Huỳnh Văn Đẩu – là một Phú gia có lòng ái quốc ở địa phương hiến cho và nguồn tài trợ của Liên Thành Thương Quán. Nhờ thế mà học sinh không cần phải đóng tiền, thầy giáo chỉ nhận trợ cấp và cũng không hưởng lương.
Cho đến hiện nay, ngôi trường đó được tu bổ và trở thành nơi trưng bày đồ kỷ niệm của Hồ Chí Minh. Khi rời xa thành phố Phan Thiết, có lẽ chúng ta luôn luôn nhớ đến ngôi trường này – nơi phản ánh hình ảnh của một vị anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh.
2. Thuyết minh về trường Dục Thanh (Phan Thiết) ý nghĩa nhất:
Trường Dục Thanh nằm tại xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây được xem là một ngôi trường không chỉ nổi tiếng ở khu vực này mà còn nổi tiếng khắp cả nước, mang tính chất lịch sử bởi tầm quan trọng của nó, đó là nơi dừng chân lâu nhất và nơi gắn bó kỷ niệm với vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam – lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Vào những năm 1862, sau khi ba tỉnh Nam Kỳ đã bị đánh chiếm toàn bộ, một số nhà yêu nước ở nước ta đã đi lập nghiệp tại vùng đất này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng chiến, từng có nhà thơ đã dừng chân tại mảnh đất Phan Thiết, sau đó ông làm việc, cống hiến, lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 với ý nguyện chưa thành công. Vào năm 1908, nối tiếp ông là hai học trò của ông đã sáng lập ra một ngôi trường mang tên Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Ngôi trường nằm ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ với kiến trúc khá đơn giản, với diện tích 120 m2. Ngôi trường có mái ngói âm dương, không có tường xây chỉ có những hàng gỗ xếp chéo nhau, sân trường rộng rãi, cổng trường được xây nhìn ra sông Cà Ty, trước sân trường có một cây cổ thụ lớn, gần đó có một hồ sen nhỏ.
Ngôi trường được nhân dân đóng góp và ủng hộ, hiến quỹ đất để xây trường. Trong lúc bấy giờ, trường này được xem là một ngôi trường tiến bộ nhất tại khu vực. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước vô cùng quan tâm. Trường càng nổi tiếng hơn vào năm 1911 khi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm đường cứu nước đã dừng chân tại nơi này. Khi ấy Hồ Chí Minh vừa tròn 20 tuổi, ông là con của cụ phó bảng cho nên được nhiều thầy giáo yêu quý, mến trọng. Người được nhận vào dạy học, trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở ngôi trường này, Hồ Chí Minh đã kết hợp giữa việc dạy chữ vào việc học để truyền bá tư tưởng yêu nước. Lúc bấy giờ trong trường có khoảng 100 học sinh, nam nhiều hơn nữ.
Và nếu như có cơ hội ghé thăm quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ qua Ngoạ Du Sào bởi vì nó gắn bó rất mật thiết với trường Dục Thanh. Ngoạ Du Sào là nơi làm việc của Hồ Chí Minh. Trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã về đây và thành lập. Nơi đây có diện tích không rộng, chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao một 2m. Bên trong là bàn làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp theo, du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường sử dụng để sinh hoạt và tưới cây. Có thể nói rằng, trong một khoảng thời gian ngắn ngủi ở đây tuy nhiên Hồ Chí Minh đã dành hết tình yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc những người học trò của mình. Bác giống như một vì sao soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với vinh quang và hạnh phúc.
Có thể nói, ngôi trường này là nơi hồ Chí Minh sử dụng để liên hệ, giao dịch với thương quán Liên Thành và các chuyến tàu biển. Hồ Chí Minh thường chú ý để tìm kiếm cơ hội đi ra nước ngoài, tìm chân lý giải phóng dân tộc, giúp cho dân tộc của mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và ở đây Hồ Chí Minh cũng tìm thấy một niềm vui là được đón Tết trung thu và đón Tết nguyên đán cùng với gia đình của cụ Nguyễn Thông. Cho đến hiện nay, ngôi trường này được tu bổ và trở thành nơi trưng bày đồ lưu niệm của Hồ Chí Minh. Và trong những ngày đầu năm 1990, ngôi trường lại hân hoan đón tiếp đoàn làm phim “Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh” để chào đón 100 năm sinh nhật của Bác Hồ. Khi rời xa thành phố Phan Thiết, du khách sẽ luôn luôn nhớ đến ngôi trường này. Có thể nói rằng, ở bất kỳ đâu du khách cũng có thể bắt gặp hình ảnh của Hồ Chí Minh, từ trước cầu bắc qua sông Cà Ty, tự động Thiền Đức phía sau, bến đò,… chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên giống như một người thầy giáo luôn hết lòng vì dân, vì học sinh, là một người anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
3. Thuyết minh về trường Dục Thanh (Phan Thiết) chọn lọc xuất sắc:
Trường Dục Thanh tọa lạc tại thị xã Phan Thiết, chứng kiến những dấu ấn quan trọng trong lịch sử của đất nước. Đây không chỉ là ngôi trường phổ thông mà còn được xem là biểu tượng của lòng kính trọng, sự tôn vinh đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vào đầu thế kỷ 19, trong bối cảnh cuộc xâm lược Việt Nam diễn ra vô cùng dữ dội và khốc liệt, các nhà yêu nước đã nổi dậy, trong đó bao gồm cả nhà thơ Nguyễn Thông. Ông đã quyết định đến Phan Thiết, không chỉ để bắt đầu một cuộc sống mới mà còn để tìm cách chống lại sự thống trị của thực dân xâm lược. Phan Thiết đã chứng kiến những năm tháng cuối đời của nhà thơ và từ đó ngôi trường Dục Thanh đã được hình thành.
Tiếp nối duy nguyện của ông, hai người học trò của ông đã sáng lập trường Dục Thanh vào năm 1908. Mặc dù ngôi trường chỉ chiếm một diện tích nhỏ nhưng nó chứa đựng cả một không gian lịch sử vô cùng rộng lớn và phong phú. Ngôi trường được xây dựng dưới tán cây cổ thụ, mang đậm dấu ấn thời gian và mang đậm kỷ niệm của nhà thơ Nguyễn Thông. Mái ngói đỏ, tượng gỗ, sân trường rộng rãi với những chiếc bàn ghế giản dị đều được xem là một phần trong câu chuyện lịch sử của ngôi trường này. Ngôi trường không chỉ là nơi học tập mà còn là trung tâm thể hiện tinh thần yêu nước. Vào những năm 1911, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé thăm nơi đây, đây được xem là địa điểm khởi đầu cho hành trình vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi Hồ Chí Minh được lòng mọi người và nhận được sự yêu quý của tất cả các thầy giáo. Từ việc dạy học đến quá trình truyền bá tinh thần yêu nước, ngôi trường này đã trở thành một phần quan trọng trong quá trình giáo dục cách mạng của Việt Nam ta.
Ngôi trường còn là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm quý giá đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoạ Du Sào – ngôi nhà giản dị tuy nhiên đầy tình cảm và kỷ niệm của Hồ Chí Minh. Từ những bàn làm việc đến góc sách của cụ, mọi thứ đều là một phần trong câu chuyện thể hiện sự hy sinh, tinh thần đoàn kết yêu nước. Giếng nước, cây khế, từng góc nhỏ của Ngoạ Du Sào chính là những chứng nhân lịch sử cho tình yêu thương, niềm tin vào tương lai của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngôi trường không chỉ được xem là địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết. Mỗi góc nhỏ ở đây đều chứa đựng câu chuyện về sự hy sinh và kiên trì của những con người yêu nước. Khi rời khỏi Phan Thiết, du khách không chỉ nhớ về ngôi trường mà còn có thể cảm nhận được rõ nét giá trị văn hóa lịch sử mà nơi đây mang lại. Trường Dục Thanh được xem là biểu tượng của niềm tự hào, quyết tâm của dân tộc Việt Nam ta.
THAM KHẢO THÊM: