Bài giảng E-learning là sản phẩm được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện gồm hình ảnh, video, đồ họa, hoạt hình, âm thanh,... và phải tuân thủ một trong các chuẩn SCROM, AICC. Để tìm hiểu thêm về bài giảng E-learning thì mời bạn đọc theo dõi bài viết Hướng dẫn làm bài giảng điện tử e-learning bằng PowerPoint dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Trình tự làm một bài giảng e-learning bằng PowerPoint:
- Bước 1: Phần chuẩn bị cần có máy tính xách tay có webcam, microphone.
- Bước 2: Phần mềm được lựa chọn phần mềm phù hợp. Ví dụ: Adobe Presenter là một lựa chọn phù hợp hiện nay vì có thể tận dụng bài giảng có sẵn trên Powerpoint.
- Bước 3: Soạn bài trình chiếu.
- Bước 4: Soạn thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên,…)
- Bước 5: Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học thì Cần làm gì? Chuẩn bị gì? Trình tự ra sao?,…Các clip, tranh ảnh và thí nghiệm ảo cần thiết cho việc thế kế bài giảng.
- Bước 6: Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, trên tệp pdf.
- Bước 7: Lưu ý sự khác nhau giữa các khái niệm: Giáo án là kế hoạch lên lớp 1 bài nào đó. Các trình chiếu bằng Powerpoint không phải là giáo án.
2. Hướng dẫn làm bài giảng điện tử e-learning bằng PowerPoint:
2.1. Chuẩn bị ban đầu:
- Tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng:
+ Bạn phải thực hiện thao tác này để sau này có thể chỉnh sửa, di chuyển dễ dàng không bị lỗi.
+ Tiếp đó bạn cho tất cả những gì cần thiết cho việc biên tập giáo án vào thư mục vừa tạo.
+ Tên thư mục không nên gõ có dấu.
+ Khi copy sang máy khác nên để đúng ổ để không bị sai đường dẫn.
- Cấu trúc một bài giảng:
+ Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông tin copyright (bản quyền) nếu thấy cần, giống như trang đầu của bài giảng Powerpoint thường làm.
+ Tạo trang mục tiêu bài dạy.
+ Các trang thể hiện nội dung bài giảng: Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú, theo dõi bài giảng (câu hỏi không bắt buộc phải cho điểm). Sử dụng đa diện các phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh, bài tập giao về nhà,…
+ Tài liệu tham khảo có thể là dạng đuôi .doc, có thể là đường link tới trang web tham khảo hay các hình ảnh, bảng biểu tham khảo. Trang chứa các nội dung này thường nằm ở phần trang gần kết thúc.
+ Trang kết thúc: Tổng kết nội dung bài học và cảm ơn.
- Những điều cần lưu ý:
+ Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), còn clip và audio thì dùng phần mềm Present để đưa vào sau.
+ Nên dùng nền trắng chữ đen, phông chữ nên dùng Arial (mã nguồn Unicode), cỡ chữ 24 hoặc to hơn.
+ Các hiệu ứng click chuột vào nút như trò chơi cần được sáng tạo linh hoạt, chọn phím tắt để thao tác nhanh hơn.
2.2. Cài đặt phần mềm Powerpoint:
- Các bước cài đặt phần mềm Powerpoint bao gồm 6 bước như sau:
+ Bước 1: Tải phần mềm xuống từ các trang web uy tín trên mạng.
+ Bước 2: Tiến hành giải nén file phần mềm.
+ Bước 3: Nhập key (chú ý dán key: Ctrl + V).
+ Bước 4: Chọn Next.
+ Bước 5: Chọn Install. Qúa trình cài đặt chờ khoảng 5 – 10 phút. Trong quá trình đó, để máy chạy để tiến hành cài đặt diễn ra nhanh hơn tránh sử dụng các tác vụ khác.
+ Bước 6: Chọn Finish và mở ứng dụng để sử dụng.
- Sau khi cài xong những điều cần lưu ý:
+ Tắt cửa sổ chương trình vừa chạy xong.
+ Khởi động chương trình Powerpoint để kiểm tra.
+ Khi sử dụng kết hợp Powerpoint cần save file Powerpoint để lưu lại file.
+ Có thể cài đặt thêm một số phần mềm hỗ trợ như Qick Time,…
+ Khi cài đặt phần mềm cần lưu ý: tắt mạng, tắt powerpoint, win 7 cài bản Adobe Present 7.07, không update phần mềm sau khi cài đặt.
2.3. Khai báo và thiết lập ban đầu cho trình chiếu:
- Tạo thông tin về người giảng:
Adobe Presenter -> Preferences -> Add -> Khai báo -> OK. Nếu bạn muốn chỉnh sửa thông tin thì nháy nút Edit ở hộp thoại ban đầu hoặc muốn xóa thông tin thì chọn Delete.
- Thiết lập ban đầu cho trình chiếu:
+ Cách đặt tên bài giảng và chọn giao diện bài giảng:
Adobe Presenter -> Presenter Settings -> Appearance.
+ Cách thiết lập chế độ trình chiếu:
Adobe Presenter -> Presenter Settings -> Playback.
+ Cách để đặt tên cho slide trong powerpoint:
Ở khung bên trái của giao diện thiết kế chương trình Powerpoint chọn outline. Từ đó, bạn chọn và đặt tên slide phù hợp với nội dung của trang thông tin đó truyền tải, tránh gây nhầm lẫn giữa các slide.
2.4. Biên tập âm thanh (audio):
- Điều chỉnh để ghi được âm thanh:
Adobe Presenter -> Preferences -> Audio Source -> Chọn chế độ Microphone hoặc Line in.
- Ghi lại lời giảng:
Adobe Presenter -> Record Audio -> Hộp thoại ghi âm xuất hiện thì ấn chọn -> Kết thúc ấn save.
- Chèn file audio có sẵn vào bài giảng:
Adobe Presenter -> Import Audio -> Hộp thoại xuất hiện thì chọn file tải lên -> OK.
- Đồng bộ âm thanh đã chèn với từng hiệu ứng:
Adobe Presenter -> Sync Audio -> Hộp thoại xuất hiện thì chọn file tải lên -> OK.
- Chỉnh sửa âm thanh lời giảng:
Adobe Presenter -> Edit audio -> Hộp thoại xuất hiện thì chọn file tải lên -> OK.
- Một số lưu ý:
+ Thiết kế trên Powerpoint thật hoàn thiện với kênh chữ và kênh hình.
+ Viết lời giảng ra giấy thật cẩn thận, chi tiết, chuẩn về ngôn ngữ, chuẩn về kiến thức, trọng tâm, tránh dài dòng. Viết theo hình thức sau: slie 1 nói gì thì ghi ra, slide nói gì thì ghi ra,…để sau này khi trình bày bài giảng sẽ ăn khớp với việc trình chiếu.
2.5. Làm việc với clip:
- Quay hình và ghi âm trực tiếp:
Adobe Presenter -> Capture Video.
- Chèn video (clip) vào bài giảng:
Adobe Presenter -> Import Video.
+ Lưu ý là chỉ hỗ trợ các định dạng đuôi: asf, wmn, mpg, mp4, dv, dvi, mov, 3g, flv.
- Chỉnh sửa clip:
Adobe Presenter -> Edit Video.
2.6. Chèn câu hỏi tương tác:
- Việt hóa nhãn, phần thông báo khi học sinh làm phần bài tập trắc nghiệm:
Adobe Presenter -> Quiz Manager -> Default Labels.
- Cài đặt khi học sinh trả lời câu hỏi:
Adobe Presenter -> Quiz Manager -> Edit -> Pass or Options.
- Tạo câu hỏi cho mỗi bộ câu hỏi:
Adobe Presenter -> Quiz Manager -> Chọn bộ câu hỏi -> Add Questions.
- Các dạng câu hỏi có thể thêm vào bộ câu hỏi như:
+ Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choices).
+ Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False).
+ Câu hỏi dạng điền vào chỗ khuyết thiếu.
+ Câu hỏi với câu trả lời ngắn, gắn với ý kiến của cá nhân người học.
+ Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching).
+ Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu.
2.7. Lưu bài giảng:
- Đồng bộ tất cả slide:
Adobe Presenter -> Slide Manager -> Select All -> None.
- Chuẩn S-CORM:
Adobe Presenter -> Quiz Manager -> Reporting.
- Lưu và xuất file:
Adobe Presenter -> Publish -> Save vào ổ cần lưu.
3. Tiêu chuẩn đánh giá bài giảng e-learning:
- Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:
+ Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
+ Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. Từ đó, người học có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.
- Kỹ năng trình bày:
+ Màu sắc trung tính, không loe loẹt.
+ Âm thanh vừa đủ, không ồn ào.
+ Chữ đủ to, rõ, không quá bé.
+ Không ghi quá nhiều chữ trên slide.
+ Mỗi slide nên có một tiêu đề chính. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.
- Kỹ năng thuyết trình:
+ Tránh thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối.
+ Luôn đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học trao đổi.
+ Có nội dung phù hợp với đối tượng cần nghe giảng.
+ Có tính sư phạm.
- Kỹ năng Multimedia:
+ Có âm thanh.
+ Có video ghi giáo viên giảng bài.
+ Có hình ảnh, video clip minh họa về chủ đề bài giảng.
+ Công nghệ chuẩn SCORM.AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline,…
- Soạn câu hỏi:
+ Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích sự tò mò, ham mê nghiên cứu của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động.
- Có nguồn tài liệu phong phú liên quan đến bài học:
Tài liệu, website tham khảo để người học chủ động đọc thêm, tránh trích dẫn tràn lan, các nguồn học thuật không uy tín.
THAM KHẢO THÊM: