Lễ hội đền Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là một trong những lễ hội văn hóa phong phú và đặc sắc của vùng miền, lễ hội không chỉ là dịp để cư dân của các dân tộc gặp gỡ, vui chơi mà còn là thời khắc thực hiện các nghi lễ cầu cúng, mong nhận được các ước vọng cho một năm mới thịnh vượng. Hãy thuyết minh về lễ hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ ở Lạng Sơn.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ ở Lạng Sơn:
Đền Kỳ Cùng là một ngôi đền linh thiêng vốn thờ thần Giao Long. Theo tín ngưỡng của những người dân địa phương, đây là một vị Thuỷ Thần, vị Thần này có nhiệm vụ giúp cho mưa thuận gió hoà. Nhưng sau này, ông Tuần Tranh – là một vị quan tài giỏi dưới thời nhà Trần, thực hiện trấn giữ biên ải lập nhiều công lớn, do bị đổ oan nên sau khi ông bị đuổi giết đến sông Kỳ Cùng đã nhảy xuống sông để chứng minh được trong sạch của mình. Do tấm lòng trong sạch, ông Tuần Tranh đã được một thần linh hóa thành đôi rắn ông Cộc-ông Dài trở thành vị thần ngự tại tại sông này. Sự tích kể rằng ông đã nhiều lần hiển linh thay dân trừ hại cái ác và bảo vệ cuộc sống an bình, được người đời biết ơn lập đền thờ phụng.
Lễ hội đền Kỳ Cùng tại Lạng Sơn là một trong những lễ hội văn hóa phong phú và đặc sắc của vùng miền. Diễn ra bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hàng năm tại đền Tả Phủ, lễ hội không chỉ là dịp để cư dân của các dân tộc gặp gỡ, vui chơi và hát ca mà còn là thời khắc thực hiện các nghi lễ cầu cúng, mong nhận được các ước vọng cho một năm mới thịnh vượng, hạnh phúc.
Sự kiện nổi bật nhất là nghi lễ rước diễn vào ngày 5/3, khi đoàn kiệu trang hoàng lộng lẫy tiến về đền Kỳ Cùng. Điều đặc biệt đó là các thanh niên được gọi là “Đồng nam” trong trang phục chỉnh tề, đồng tử cùng với đội sư tử Kỳ Lừa đã tạo nên một bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ những vị khai quốc, công thần hiển thánh trong phong tục thờ Đạo Mẫu.
Lễ hội còn thu hút sự quan tâm của du khách bởi sự đa dạng và sắc nét của văn hóa dân tộc, từ các nam thanh niên trong các trang phục Chầu, Chúa, Cô Bé biểu trưng cho những người có công trong xây dựng đất nước và dạy nghề cho cộng đồng. Những em nhỏ cũng tham gia với trang phục dân tộc sặc sỡ, tôn vinh và bảo tồn giá trị văn hóa. Lễ hội Kỳ Cùng cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong sự phát triển và giữ gìn bản sắc dân tộc.
Ngoài những nghi thức trang trọng, lễ hội còn mang đến cho du khách những trò vui chơi đặc sắc như là múa sư tử, diễn xướng dân gian, hát Sli và hát lượn. Đường phố nơi diễn ra đoàn kiệu rước đều rất đông người dân và du khách tạo nên một không khí sôi động và rực rỡ.
Lễ hội đền Kỳ Cùng không chỉ là một sự kiện tôn vinh văn hóa và tín ngưỡng dân gian mà đó còn là điểm đến hấp dẫn của cả dân địa phương và du khách trong dịp đầu năm mang đến cho tất cả mọi người những trải nghiệm đậm đà về văn hóa và lễ nghi truyền thống của đất Lạng Sơn.
2. Thuyết minh về lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ ở Lạng Sơn ngắn gọn:
Lễ hội đền Kỳ Cùng là một trong những lễ hội văn hóa đặc sắc ở Lạng Sơn. Đây là dịp để người dân các dân tộc gặp gỡ nhau, vui chơi, ca hát, thực hiện những nghi lễ cầu cúng, mong đạt được những ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp và may mắn cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Hội Kỳ Cùng nhằm tôn vinh, tưởng nhớ đến các vị khai quốc công thần hiển thánh trong phong tục thờ Đạo Mẫu. Lễ hội được tổ chức bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng Giêng hàng năm tại đền Tả Phủ. Sáng 5/3, nghi lễ rước diễn ra sôi động một vùng thành phố.
Đoàn kiệu rước trang hoàng lộng lẫy. Thanh niên trai tráng ăn mặc chỉnh tề được gọi là “Đồng nam” khiêng kiệu. Sau đó, một tốp thiếu niên gọi là “đồng tử” khiêng đỉnh hoàng trầm cùng đội sư tử Kỳ Lừa múa một vòng rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng.
Tại lễ hội du khách có thể chứng kiến các nam thanh niên trong trang phục các Chầu, Chúa hay Cô Bé – biểu tượng cho những người được nhân dân tôn thờ vì có công khai khẩn đất đai hay dạy nghề cho bà con người dân các dân tộc. Các em nhỏ tham gia lễ hội trong trang phục dân tộc sặc sỡ. Lễ hội Kỳ Cùng cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hội Kỳ Cùng còn được biết đến với cái tên Hội Liên gia. Những ngày này còn là dịp họp mặt của các chi họ và các hộ dân trong khu dân phố cùng nhau dựng rạp làm cỗ và sinh hoạt văn nghệ. Những gia đình có điều kiện thì tổ chức mời bạn bè khắp nơi của mình tới tham dự khám phá nét văn hóa xứ Lạng. Trên quãng đường đoàn kiệu rước đi qua thì các gia đình đều bầy biện mâm lễ cúng xôi, gà, hoa quả để nghênh đón và cầu may, cầu tài lộc. Các mâm lễ vật dâng cúng đều không thể thiếu vật phẩm lợn quay, đặc sản của Lạng Sơn.
Các Liên gia tề tựu đông đủ để cung đón đoàn rước đi qua. Họ sẽ rất phấn khởi khi mà được các đoàn lân sư ghé vào chúc tài lộc. Các tuyến phố nơi đoàn rước đi qua chật kín người dân và du khách
Mỗi khi đoàn rước đi qua người dân hai bên đường bái lạy bài vị các khai quốc, công thần. Ngoài nghi thức rước kiệu thì lễ hội còn nhiều trò vui chơi khác thu hút du khách như múa sư tử, diễn xướng dân gian, hát Sli, hát lượn,…
Lễ hội đền Kỳ Cùng, Tả Phủ – hội đầu pháo – hội Liên gia là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống sinh động và rực rỡ sắc màu, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhân dân trong tỉnh và khách thập phương dịp đầu năm.
3. Thuyết minh về lễ hội Đền Kỳ Cùng – Tả Phủ ở Lạng Sơn hay nhất:
Lễ hội đền Kỳ Cùng tại Lạng Sơn không chỉ là một trong những lễ hội văn hóa nổi bật mà còn là dịp quan trọng để cho cộng đồng các dân tộc sum họp, vui chơi và thực hiện các nghi lễ cầu cúng. Diễn ra bắt đầu từ ngày 22 đến ngày 27 tháng Giêng hàng năm tại đền Tả Phủ, lễ hội thu hút sự tham gia đông đảo của người dân và du khách.
Sự kiện được khởi động bởi nghi lễ rước đoàn vào ngày 5/3, khi những thanh niên được gọi là “Đồng nam” trang hoàng lộng lẫy, điều khiển kiệu. Điều đặc biệt đó là đoàn rước bao gồm đội sư tử Kỳ Lừa múa mừng vui trước khi đổ bộ xuống đền Kỳ Cùng.
Lễ hội mang đậm giá trị tôn vinh các vị công thần trong phong tục thờ Đạo Mẫu. Du khách có thể chiêm ngưỡng được những phong cách trang phục truyền thống như Chầu, Chúa, Cô Bé, biểu tượng cho các nhân vật được tôn thờ vì công lao với cộng đồng, từ việc khai khẩn đất đai đến việc dạy nghề cho bà con.
Lễ hội không chỉ là nơi các gia đình tổ chức sinh hoạt văn nghệ mà còn là dịp để gặp gỡ và giao lưu với hàng xóm và những người du khách. Trên con đường đoàn rước đi qua, mỗi gia đình đều sẵn sàng đón tiếp và cầu may mắn bằng với những mâm lễ cúng truyền thống như xôi, gà, hoa quả.
Không thể thiếu trong các mâm lễ cúng là lợn quay và các đặc sản nổi tiếng của địa phương. Đặc biệt, các Liên gia (hay còn gọi là các họ, các gia đình) tập trung để chào đón đoàn rước và nhận lãnh lời chúc tài lộc từ các đoàn lân sư.
Với không gian chật kín người dân và du khách, mỗi khi đoàn rước đi qua, người dân đều dâng lễ và bái phục những vị khai quốc, công thần. Ngoài các nghi thức rước kiệu, lễ hội còn nhiều các hoạt động văn nghệ truyền thống như múa sư tử, diễn xướng dân gian và các buổi hát Sli, hát lượn.
Lễ hội đền Kỳ Cùng tại Tả Phủ hay còn gọi là Hội Liên gia, không chỉ là một sự kiện văn hóa tín ngưỡng mà đó còn là một lễ hội đầy màu sắc, thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng trong và ngoài tỉnh, là điểm đến hấp dẫn vào dịp đầu năm.
THAM KHẢO THÊM: