Kể lại câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường hay nhất gồm các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn. Cùng tham khảo bài viết của chúng minh nhé.
Mục lục bài viết
1. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường hay nhất:
Một người khi làm việc mà không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải nghe theo ý kiến của nhiều người khác sẽ dẫn đến tình trạng “lắm thầy thối ma” và cuối cùng sẽ thất bại. Câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường” đã cho chúng ta thấy điều đó.
Câu chuyện kể về một người nông dân có một khúc gỗ và muốn làm một cái cày để bán kiếm lời, tăng năng suất lao động. Không biết là cố ý hay vô tình, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết quả là từ một khúc gỗ có ích trở thành một cành cây vô dụng vì anh ta không thể bảo vệ được chính kiến của mình, ai nói gì cũng nghe. Giá như anh ta nghiên cứu kỹ những yêu cầu của sản phẩm anh ta đã chọn thì đã không đến mức người khác phải cười. Miệng lưỡi thế gian không xấu, người qua đường cũng có thể không hề có ý phá anh ta, nhưng mỗi người đều có cảm nhận riêng theo góc nhìn của riêng họ. Khi việc anh làm được phơi bày trước mọi người, tất nhiên mọi người đều có quyền cho lời khuyên. Có những ý kiến hay song bên cạnh đó cũng có người ích kỷ muốn anh ta không làm được và khiến anh không tin vào bản thân mà cố tình nói để trêu chọc anh.
Có thể nói hành động của anh đẽo cày không sai khi anh biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không suy nghĩ chín chắn, kết hợp ý kiến của mình với ý kiến tham khảo, nên đã gây ra tình trạng trên.
Nếu có chủ kiến thì vốn kiến thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích được ưu và nhược điểm cho bản thân. Kiến thức là sự hiểu biết và mức độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những nền tảng có sẵn này của mỗi người. Một khi đã quyết định làm điều gì đó, hãy dũng cảm chịu trách nhiệm với bản thân và học hỏi từ kinh nghiệm của mình, không nên ai nói gì cũng nghe.
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta không phải lúc nào cũng nhận được sự giúp đỡ từ người thân. Vì vậy, mỗi người phải có kiến thức của riêng mình. Mặc dù vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác, nhưng chúng ta phải biết cách chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong câu chuyện không chỉ thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên nghe theo bất cứ ai nói, dẫn đến thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người nên chủ động học hỏi và có chủ kiến riêng trong mọi tình huống, lĩnh vực.
Nếu phải làm một công việc tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, chúng ta không nên quá đề cao ý kiến của mình mà phải lắng nghe và xem xét để lựa chọn ý kiến phù hợp nhất. Hãy nói lên suy nghĩ của mình vì có thể nó sẽ có ích cho kết quả chung, giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm và tự tin hơn vào khả năng, trí tuệ của bản thân cũng như hoàn thiện hơn và quan trọng hơn là được mọi người yêu mến, tin tưởng. Nhưng ngược lại, kết quả không tốt sẽ ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta chỉ sống có một lần, vì vậy chúng ta phải khéo léo đẽo cày một cách hoàn hảo để không phải hối tiếc. Học hỏi từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc.
2. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường ý nghĩa nhất:
Mẫu 1:
Câu chuyện kể về một người nông dân rất nghèo, kiếm sống bằng nghề nông và muốn làm một chiếc cày tốt để làm việc trên đồng ruộng hiệu quả hơn và giúp anh ta bớt mệt mỏi. Một ngày nọ, anh ta xin được gỗ tốt và rất vui mừng, nhưng anh ta chưa bao giờ làm cái cày. Sau một thời gian đẽo, một người đàn ông đến và chỉ trích: – Đừng cắt như vậy. Cắt quá to. Người nông dân nghe lời và đã sửa theo ý của anh ta. Sau khi làm được một lúc, có người đến và nói: – Anh không thể làm cày như vậy, đầu cày của anh quá to … Người nông dân nghe và thấy hợp lý hơn, anh liền sửa lại. Một lúc sau, một người đàn ông đến và nói: – Nếu anh cắt như vậy, cái cày anh làm quá dài và không tiện. Nghe thấy thế anh lại tiếp tục sửa lại. Và cuối cùng, người nông dân chỉ còn lại một khúc gỗ nhỏ, khúc gỗ quý đã trở thành một đống dăm. Anh rất buồn, nhưng cuối cùng anh cũng hiểu ra khi làm bất cứ việc gì cần phải có chính kiến và kiên định với quyết định của mình.
Mẫu 2
Tôi là một anh nông dân trẻ chuẩn bị đi đẽo cày để làm ruộng. Hôm nay tôi mua được một khúc gỗ tốt để làm một chiếc cày, nhưng tôi chưa bao giờ làm nên muốn nghe ý kiến của mọi người, tôi quyết định ra giữa đường đẽo cày. Tôi đang làm thì có người đến chê: – Đừng cắt như thế. Cắt to quá. Tôi thấy đúng nên tôi làm theo. Một lúc sau lại có người đến xem và nói: – Anh cày như thế không được, đầu cày của anh to quá… Tôi nghe có lý hơn, nên quyết định sửa lại. Chưa được bao lâu lại có người bước tới nói: – Anh cắt như thế thì cái cày anh làm dài quá, không tiện. Tôi thấy đúng nên đã nghe theo và sửa lại. Cuối cùng, không được cái cày nào như ý, chỉ còn lại một khúc gỗ nhỏ. Cuối cùng, tôi hiểu rằng bất kể bạn làm gì, bạn phải có chính kiến của mình và kiên định với con đường mình chọn thì mới có kết quả tốt đẹp.
3. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường ngắn gọn nhất:
Mẫu 1:
Ngày xửa ngày xưa, có một người thợ mộc đã bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ về đẽo cày. Anh ta đẽo cày ngay bên đường. Mọi người đi qua đều ghé vào xem.
Có người nói: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh ta nghe thế liền cho là phải và đẽo cày vừa to, vừa cao. Một lúc sau lại có người khác đến xem và nói rằng: “Phải đẽo cày nhỏ, thấp hơn thì mới dễ cày”. Anh ta nghe thấy có lí, vì vậy lại sửa theo. Một hôm, khi đang đẽo cày thì có người đến nói rằng ở trên núi người ta phá hoang bao nhiêu ruộng đều bằng voi cày. Rồi khuyên anh nếu đẽo cày gấp đôi, gấp ba cho voi cày thì anh sẽ bán được nhiều, sẽ có nhiều tiền hơn. Nghe nói vậy, người thợ mộc thấy hợp lí, liền nghe theo và đẽo cày to gấp năm, bảy lần thứ cày thường bán ra.
Nhiều ngày trôi qua nhưng vẫn chẳng ai đến mua, cũng chẳng nghe có ai nói voi đi cày ruộng cả. Thành ra những khúc gỗ anh dùng đẽo cày đều hỏng hết. Tất cả vốn liếng đều đi hết. Lúc đó anh mới nhận ra mình đã sai khi không có chính kiến, nhưng mọi chuyện đã quá muộn.
Mẫu 2:
Câu chuyện kể về một người thợ mộc đã giành hết vốn liếng của mình để mua gỗ về đẽo cày đem bán. Cửa hàng của anh nằm ở giữa đường nên khi anh đẽo cày ai cũng ghé vào xem và góp ý. Người thì khuyên anh: “Phải đẽo cày cho to, cho cao thì mới dễ cày”. Anh nghe thấy đúng liền đẽo cày vừa to, vừa cao. Người đi qua lại khuyên anh phải đẽo nhỏ, thấp thì mới dễ cày. Anh nghe thấy có lí lại sửa cho nhỏ và thấp lại. Một ngày nọ, có người trên núi bảo với anh bây giờ trên núi toàn cày bằng voi, phải đẽo to gấp đôi gấp ba mới dễ bán. Anh ta nghe theo lấy hết gỗ đẽo cày to gấp đôi gấp ba bình thường để bán được nhiều và có nhiều tiền. Nhưng đợi mãi không ai đến mua cày. Toàn bộ vốn liếng anh bỏ ra để mua gỗ làm cày đều mất hết. Anh nhận ra thì lúc nào đã quá muộn.