Tóm tắt văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng ngắn gọn nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Người đàn ông cô độc giữa rừng lớp 7. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng ngắn gọn:
Mẫu 1:
Có lần, ông Hai, người bán rắn nuôi An, dẫn An đến thăm chú Võ Tòng trong căn lều ở giữa rừng U Minh. Tại đây, An phát hiện ra lối sống giản dị, tự do của chú Võ Tòng, tính cách phóng khoáng, lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của chú. Chú mang đến những phẩm chất cao quý của người dân miền sông nước Nam Bộ.
Mẫu 2:
An được tía nuôi dẫn đến gặp chú Võ Tòng. Mười năm trước, chú một mình bơi xuồng đến dựng lều ở vùng đất hoang vu nhiều thú này và đã đánh bại một con hổ. Trước đây, chú cũng có một gia đình gia đình đàng hoàng. Có lần, Võ Tòng bị một tên địa chủ vu oan cho tội danh ăn trộm. Chú một mực cãi lại và chống trả quyết liệt nên đã bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém và làm bị thương tên địa chủ, nhưng không bỏ chạy mà đến thú tội. Đi tù về, nghe tin vợ mình đã lấy địa chủ, người con trai duy nhất đã mất nên Võ Tòng bỏ làng ra đi. Sống lâu trong rừng, chú ngày càng trở nên xa lạ, hình dạng lạ thường, nhưng mọi người đều yêu quý chú vì bản tính lương thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Mẫu 3:
Cậu bé An theo cha nuôi vào rừng thăm chú Võ Tòng. Tại đây, cậu được biết về cuộc đời bất hạnh của chú Võ Tòng và được tận mắt chứng kiến những phẩm chất quý giá của chú. Cha nuôi của An và chú Võ Tòng bàn bạc về việc dùng dao và chiếc nỏ để giết giặc. Khi trời sáng, hai cha con An tạm biệt và hẹn gặp lại chú.
Mẫu 4:
Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và cha nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, qua câu chuyện, An hiểu đôi chút về tính cách thật thà, giản dị, mạnh mẽ của chú, cùng với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tính cách và nhân cách của chú Võ Tòng chính là đại diện cho những phẩm chất cao quý của người dân miền sông nước Nam Bộ.
2. Tóm tắt văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng hay nhất:
Mẫu 1:
Có lần, ông Hai bán rắn tía nuôi An đã dẫn An đến thăm chú Võ Tòng ở trong căn lều ở giữa rừng U Minh. Nơi chú Võ Tòng ở là một căn nhà phía sâu trong rừng với nhiều cây cối và những con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét…ét” tạo cho người đọc cảm giác hoang vắng. Tại đây An phát hiện ra lối sống giản dị, tự do của chú Võ Tòng, tính cách phóng khoáng, lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc của chú. Chú mang trong mình những phẩm chất cao quý của người dân miền sông nước Nam Bộ.
Mẫu 2:
Một lần nọ, An được cha nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười năm trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở vùng đất hoang vu nhiều thú dữ này và đã đánh bại một con hổ. Trước đó, Võ Tòng bị một tên địa chủ vu cáo là ăn trộm. Chú đã chống trả và bị tên địa chủ đánh. Do đó chú đã vô tình chém bị thương tên địa chủ và phải bỏ trốn. Khi trở về, chú nghe tin vợ mình đã lấy tên địa chủ kia và đứa con trai duy nhất của mình đã chết nên Võ Tòng đã rời khỏi làng.
Mẫu 3:
An được cha nuôi đưa đến gặp Võ Tòng. Từ đó, câu chuyện về chú Võ Tòng được hé lộ. Hơn mười năm trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở vùng đất hoang vu trong khu rừng nhiều thú này và đánh bại một con hổ. Nhưng cũng có một số thông tin kể lại, ngày xưa chú vốn có một gia đình hạnh phúc. Vì một lần đi hái măng cho vợ mà bị tên địa chủ vu oan là ăn cắp. Chú một mực cãi lại, trong cơn nóng giận vì bị tên địa chủ đánh, chú đã vô tình chém bị thương tên địa chủ và sau đó phải đi tù. Đi tù về, chú nghe tin con trai mất, vợ trở thành thiếp của tên địa chủ thì chú rời khỏi làng. Sống trong rừng lâu ngày, chú trở nên kỳ lạ, nhưng mọi người đều yêu quý chú vì bản tính lương thiện và sẵn sàng giúp đỡ người khác
Mẫu 4:
Một lần khi cùng cha nuôi đến thăm chú Võ Tông, An đã biết thêm về cuộc đời của chú Một số người cho rằng chú đã đánh bại một con hổ nên được đặt tên là Võ Tòng. Một số người khác lại cho rằng ngày xưa chú vì bị địa chủ vu oan là ăn cắp và đánh nhau với hắn bị thương nên phải vào tù. Kết quả là sau khi trở về từ nhà tù, con trai chết, vợ trở thành thiếp của địa chủ, chú liền bỏ làng đi. Chú sống một mình trong rừng, tuy có ngoại hình kỳ lạ nhưng được mọi người yêu mến vì tính cách hào phóng và sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Mẫu 5:
Cậu bé An theo cha nuôi vào rừng thăm chú Võ Tông. Tại đây, cậu được biết về cuộc đời bất hạnh và được tận mắt chứng kiến những phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng. Cha nuôi của An và chú Võ Tòng bàn bạc về việc dùng dao và chiếc nỏ để giết giặc. Khi trời sáng, An và cha tạm biệt chú và trở về nhà.
3. Tìm hiểu về văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng:
* Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Đất rừng phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi kể về cuộc đời của cậu bé An. Bối cảnh tác phẩm là miền Tây Nam Bộ năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay lại xâm lược miền Nam.
– Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam gồm 20 chương
– Năm 1997, tiểu thuyết Đất rừng phương Nam được chuyển thể thành phim Đất rừng phương Nam do Hãng phim truyền hình TP.HCM sản xuất
– Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng thuộc chương 10 của tiểu thuyết Đất rừng phương Nam: Đoạn trích nổi bật lên hình ảnh người đàn ông cô đơn giữa rừng. Đó là câu chuyện kể về chuyến đi thăm chú Võ Tòng của An và cha nuôi.
* Phương thức biểu đạt của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng: Phương thức Tự sự kết hợp miêu tả
* Người kể chuyện trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng: được đan xen giữa ngôi kể thứ I và ngôi kể thứ III
* Bố cục đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng:
Gồm có 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy” : An và cha nuôi đến thăm Võ Tòng tại một căn lều nhỏ giữa rừng U Minh đầy thú dữ
+ Phần 2: Tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”: Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh, khốn khổ và những phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng
+ Phần 3: Tiếp theo đến “ít khi đau mồm và đau dạ dày lắm!”: Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho cha nuôi của An.
+ Phần 4: Còn lại: Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng sau chuyến thăm và hẹn ngày gặp lại.
* Giá trị nội dung đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng:
– Tác phẩm Người đàn ông cô độc giữa rừng là lời ca ngợi chú Võ Tòng với phẩm chất hiền lành, giản dị nhưng vô cùng mạnh mẽ. Chú mang trong mình phẩm chất của một người anh hùng sẵn sàng hy sinh, cống hiến vì đất nước.
* Giá trị nghệ thuật đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng:
– Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng tiêu biểu với nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách, phẩm chất nhân vật.
– Tác giả sử dụng ngôn ngữ địa phương, đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn, nêu bật được nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng miền.
– Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé An) sang ngôi kể thứ ba, làm cho cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn và phù hợp hơn.