Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng mình gửi đến bạn đọc bài viết Đề thi giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6. Cùng tham khảo bài viết của chúng mình nhé.
Mục lục bài viết
1. Đề thi giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 – đề 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM)
(5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng!
Câu 1: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?
A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau
Câu 2: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:
A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy hoạt động nào nhiều người là tham gia.
D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.
Câu 3: Minh đang ngồi ở trạm chờ xe buýt thì có một bà cụ xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. Minh đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của Minh không?
A. Không đồng tình vì hành động của Minh thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
B. Đồng tình vì số lượng ghế có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
C. Minh làm như vậy là đúng vì Minh đã ngồi trước đó.
D. Minh làm như vậy là đúng, vì coi như không nhìn thấy bà cụ.
Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?
A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?
A. Qua báo, đài.
B. Qua Internet.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,…
D. Qua Internet, báo, đài, hoặc các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,…
Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?
A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.
Câu 7: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?
A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương.
D. Cố đô Huế.
Câu 8: Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:
A. Thận trọng và tuân thủ quy định.
B. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
C. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.
D. Tất cả các phương án trên.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?
……………………………….
Câu 2 (3 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?
………………………………..
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | A | D | D | C | C | D |
II. TỰ LUẬN:
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3đ) | – Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh. – Thu gom phân loại rác thải. – Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã… * HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa. | 3đ |
Câu 2 (3đ) | – Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan. Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội…. | 3đ |
2. Đề thi giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 – đề 2:
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Câu 1 (Biết): Nguyên liệu nào để làm ra chiếc trống ở làng nghề truyền thống Đọi Tam –Hà Nam?
A. Da trâu và gỗ lim
B. Da bò và gỗ lim
C. Da trâu và gỗ mít
Câu 2 (Biết): Trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên là gì?
A. Con người cần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên
B. Khai thác thiên nhiên bừa bãi.
C. Làm ô nhiễm môi trường thiên nhiên.
Câu 3 (Biết): Việc nào nên làm để có 1 mùa hè “vui- an toàn”?
A. Đi bơi mà không có sự cho phép của người lớn.
B. Giúp đỡ mọi người trong gia đình, học tập và vui chơi theo kế hoạch.
C. Chơi điện tử
Câu 4 (Hiểu): An toàn lao động là:
A. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân mà không cần quan tâm đến mọi người xung quanh.
B. Là làm việc nhanh chóng bằng mọi cách để đạt được nhiều sản phẩm nhất.
C. Là cách làm việc không để xảy ra nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.
Câu 5 (Hiểu): Nhận định nào dưới đây đúng với thông điệp “5K” theo khuyến cáo của Bộ y tế?
A. Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế.
B. Khách khứa, khử khuẩn, khẩu trang, khắc phục, khiêm tốn.
C. Khai báo, khử khuẩn, khẩu trang, khách khứa, khoảng cách.
Câu 6 (Vận dụng): Mùa hè em được ba mẹ cho đi tắm biển. Trong lúc tắm biển ở đó em thấy có bạn nhỏ vứt túi nilon ra biển. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Coi như không biết và lờ đi.
B. Khuyên bạn nhỏ đó vứt rác vào thùng rác để bảo vệ biển.
C. Khuyên bạn nhỏ đó tiếp tục vứt rác ra biển.
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: (3đ) Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đỗ đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?
b. Em có thể học tập được điều gì ở Bình?
Câu 2: (4đ)
Năm học sắp kết thúc, em có những dự định gì cho kì nghỉ hè của mình? Hãy xây dựng kế hoạch để chia sẻ với mọi người về kì nghỉ hè sắp tới của em.
STT | Nội dung công việc | Chuẩn bị | Thời gian thực hiện (dự kiến) | Cách thức thực hiện | Điều chỉnh (nếu có) |
1 | |||||
2 | |||||
… |
Đáp án
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1 | C | 0,5 điểm |
Câu 2 | A | 0,5 điểm |
Câu 3 | B | 0,5 điểm |
Câu 4 | C | 0,5 điểm |
Câu 5 | A | 0,5 điểm |
Câu 6 | B | 0,5 điểm |
Tổng | 3 điểm |
II. Phần tự luận
Câu 1: (3đ) Học sinh trả lời đảm bảo các ý sau:
a. Theo em, suy nghĩ của các bạn là không đúng (1đ)
Vì nghề làm lồng đèn cũng là một nghề truyền thống và là truyền thống tốt đẹp của gia đình nhà bạn Bình. Vì vậy, việc bạn Bình yêu và tự hào về nghề làm lồng đèn là đúng đắn. Các bạn khác không được phép chế giễu, coi thường nghề truyền thống của gia đình bạn. (1đ)
b. Điều em học tập được ở bạn Bình: Luôn giữ gìn, kế thừa và phát huy nghề truyền thống của gia đình, quê hương mình.(1đ)
Câu 2: (4đ)
Yêu cầu:
– Học sinh biết lập kế hoạch thời gian nghỉ hè của mình. Tùy sở thích, điều kiện của mỗi HS, giáo viên cần có sự trân trọng những kế hoạch của các em. Tuy nhiên kế hoạch đưa ra phải mang tính giáo dục, có khả năng thực hiện.
– Mỗi nội dung công việc được xây dựng đầy đủ hợp lý (1đ). HS xây dựng tối thiểu 3 nội dung công việc khoa học, hợp lý được điểm tối đa.
GV: Sau khi kết thúc hoạt động, giáo viên cần nhận xét, đánh giá ý thức chuẩn bị, tham gia thực hiện các nhiệm vụ của học sinh. Khi đánh giá học sinh, cần kết hợp các hoạt động HS đã làm để đánh giá với sự trân trọng những sáng tạo cá nhân của các em, tránh áp đặt cứng nhắc.
3. Ma trận Đề thi giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6:
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng |
Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | – Nêu được tình huống nguy hiểm là gì – Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ con người | – Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể việc ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | – Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ con người | – Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người | |
Số câu: | 6 | 4 | 4 | 2 | 16 |
Số điểm: | 1,5 | 1 | 1 | 0,5 | 4 |
Tỉ lệ: | 15 | 10 | 10 | 5 | 40 |
Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | – Nhận biết được các tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | – Giải thích được vì sao các hành vi là đúng hay sai, thể hiện hay không thể việc ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | – Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | – Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về ứng phó với tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên | |
Số câu: | 5 | 4 | 2 | 1 | 12 |
Số điểm: | 1,25 | 1 | 0,5 | 0,25 | 3 |
Tỉ lệ: | 12,5 | 10 | 5 | 2,5 | 30 |
Tiết kiệm | Nêu được khái niệm của tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện, nước…) | – Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh. | Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc biết tiết kiệm | – Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện những vấn đề mới về tiết kiệm | |
Số câu: | 5 | 4 | 2 | 1 | 12 |
Số điểm: | 1,25 | 1 | 0,5 | 0,25 | 3 |
Tỉ lệ: | 12,5 | 10 | 5 | 2,5 | 30 |
Số câu: | 16 | 12 | 8 | 4 | 40 |
Số điểm: | 4 | 3 | 2 | 1 | 10 |
Tỉ lệ: | 40 | 30 | 20 | 10 | 100 |