Đồng(ii) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng. Sau đây là bài viết về phản ứng Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O ↓ + H2O, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O ↓ + H2O:
Cân bằng phản ứng
2Cu(OH)2 + CH3CHO → CH3COOH + Cu2O ↓ + 2H2O
Điều kiện phản ứng
Đun nóng. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4, gạn kết tủa sau đó cho dung dịch aldehyde acetic vào và đun nóng nhẹ.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Dung dịch tạo kết tủa Cu(OH)2 sau khi cho aldehyde acetic vào và đun nóng nhẹ dung dịch tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
Các andehit có nhóm –CHO khi cho tác dụng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
Ví dụ tương tự
Ví dụ 1: Để phân biệt các dung dịch glucose, saccharose và aldehyde acetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ?
A. Cu(OH)2/OH B. NaOH
C. HNO3 D. AgNO3/NH3
Đáp án A
Saccharose, glucose: dung dịch màu xanh lam; anđêhit axetic: kết tủa đỏ gạch → nhận ra anđêhit axetic
Đun nóng các dung dịch màu xanh lam, lọ nào cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng là glucose
Ví dụ 2: Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch mất nhãn riêng biệt: glucose, glycerol, Ala-Gly-Val, axetanđehit và ethyl alcohol là
A. nước Brom B. Na
C. Cu(OH)2/OH– D. AgNO3/dd NH3
Đáp án C
Khi cho Cu(OH)2 lần lượt vào các ống nghiệm chứa các dung dịch thì thấy
- Glucose và glycerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh, đun nóng thì thấy có kết tủa đỏ gạch Cu2O là glucose.
- Ala-Gly-Val tạo phức màu tím.
- Axetanđehit tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
- Ethyl alcohol không tác dụng với dung dịch Cu(OH)2.
Ví dụ 3: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. Frutozo, axit acylic, ethyl alcohol
B. glycerol, acetic acid, glucose
C. aldehyde acetic, saccharose, acetic acid
D. Lòng trắng trứng, fructose, aketone.
Đáp án B
Vì A thì có ethyl alcohol không tác dụng với Cu(OH)2, C có saccharose không tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, D có aketone không tác dụng.
2. Tính chất của Cu(OH)2:
Đồng(ii) hiđrôxit là một hợp chất có công thức hóa học là Cu(OH)2. Nó là một chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit, amoniac đặc và chỉ tan trong dung dịch NaOH 40% khi đun nóng.
Công thức phân tử: Cu(OH)2
Công thức cấu tạo: HO – Cu – OH
Tính chất vật lí
Là chất rắn có màu xanh lơ, không tan trong nước. Hòa tan vào dung dịch axit HCl, thấy chất rắn tan dần, cho dung dịch có màu xanh lam.
Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + 2H2O
Tính chất hóa học
Có đầy đủ tính chất hóa học của hidroxit không tan.
- Tác dụng với axit:
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
- Phản ứng nhiệt phân:
Cu(OH)2 CuO + H2O
- Tạo phức chất, hòa tan trong dung dịch amoniac:
Cu(OH)2 + NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
- Tạo phức chất, hòa tan trong ancol đa chức có nhiều nhóm –OH liền kề
Cu(OH)2 + 2C3H5(OH)3 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O
- Phản ứng với anđehit
2Cu(OH)2 + NaOH + HCHO HCOONa + Cu2O↓ + 3H2O
- Phản ứng màu biure
Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. Đó là màu của phức chất tạo thành giữa peptit có từ hai liên kết peptit trở lên tác dụng với ion đồng.
Ứng dụng
- Dung dịch đồng(II) hiđroxit trong amoniac có khả năng hòa tan xenlulozo, một tính chất quan trọng đã khiến cho dung dịch này được sử dụng trong quá trình sản xuất rayon, một loại sợi tổng hợp.
- Trong ngành công nghiệp thủy sinh, đồng(II) hiđroxit được sử dụng rộng rãi do khả năng tiêu diệt các ký sinh bên ngoài trên cá, bao gồm sán và cá biển, mà không gây tổn thương đáng kể cho cá.
- Được ứng dụng như một sự thay thế cho hỗn hợp Bordeaux, một loại thuốc diệt nấm và chất trừ nấm, đồng(II) hiđroxit đã chứng minh hiệu quả trong bảo vệ cây trồng.
- Các sản phẩm như Kocide 3000, được sản xuất bởi Kocide L.L.C., cũng chứa đồng(II) hiđroxit và thường được sử dụng như một loại thuốc phun cho cây trồng.
- Đồng(II) hiđroxit cũng có ứng dụng trong lĩnh vực chất màu cho gốm, nơi nó đôi khi được sử dụng để tạo màu cho các sản phẩm gốm sứ.
3. Bài tập vận dụng về Cu(OH)2:
Câu 1. Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là gì?
A. X, Y, Z, T.
B. X, Y, R, T.
C. Z, R, T.
D. X, Z, T.
Câu 2. Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là bao nhiêu?
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 3. Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH.
(b) HOCH2-CH2-CH2OH.
(c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH.
(d) CH3-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH.
(f) CH3-O-CH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là gì?
A. (a), (b), (c).
B. (c), (d), (f).
C. (a), (c), (d).
D. (c), (d), (e).
Câu 4. Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là gì?
A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton.
B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.
C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic.
D. glixerol, axit axetic, glucozơ.
Câu 5. Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là gì?
A. xenlulozơ.
B. mantozơ.
C. glucozơ.
D. saccarozơ.
Câu 6. Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là bao nhiêu?
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 7. Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.
B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.
C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.
D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.
Câu 8: Trong dãy chất gồm glucozơ, fructozơ, triolein, metyl acrylat, saccarozơ, etyl fomat, số chất tạo kết tủa bạc khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là bao nhiêu?
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozo được gọi là đường nho.
B. Polime tan tốt trong nước.
C. Trimetylamin là chất khí ở điều kiện thường.
D. Triolein là chất béo no.
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(2) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(4) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozo.
(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu sai là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 11: Cho dãy chuyển hóa sau: X → tinh bột → glucozơ → Y + X
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. CH3OH và C2H5OH
B. C2H5OH và CH3COOH
C. CO2 và C2H5OH
D. CH3CHO và C2H5OH
Câu 12: Glucozơ thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của:
A. Ancol đa chức và andehit đơn chức
B. Ancol đa chức và andehit đa chức
C. Ancol đơn chức và andehit đa chức
D. Ancol đơn chức và andehit đa chức
Câu 13: Thực nghiệm nào sau đây cho kết quả không phù hợp với cấu trúc của glucozơ?
A. Khử hoàn toàn tạo n-hexan
B. Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.
C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraxetat.
Câu 14: Tính chất nào sau đây là không phải của glucozơ?
A. Tính chất của poliol (nhiều nhóm – OH liên tiếp)
B. Lên men tạo ancol etylic
C. Tham gia phản ứng thủy phân
D. Tính chất của nhóm andehit.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
THAM KHẢO THÊM: