Chắc hẳn trong chúng ta đều đã quá quen thuộc với hình ảnh cây cầu ở làng quê Việt Nam, đây là một loại cây vô cùng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Cây cau thông thường được trồng làm cây cảnh trong và ngoài khuôn viên nhà ở. Bài viết dưới đây xin đi sâu thuyết minh về cây cau hay nhất, quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Thuyết minh về cây cau hay nhất:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
“Tương tư” (Nguyễn Bính)
Cây cau hay còn được gọi là cây ăn trầu, đây là một loại cây vô cùng thích thuộc với người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho hình ảnh thôn quê đơn sơ mộc mạc và gần gũi. Chính vì vậy, trong sân vườn hoặc biệt thự của các công trình xây dựng, các công trình cảnh quan, cây cau xuất hiện phổ biến để tạo ra cảm giác gần gũi, xưa cũ của bản làng Việt Nam.
Nói về Việt Nam, sau những cánh đồng lúa vàng và lũy tre xanh thì cần phải nhắc đến cây cau và giàn trầu. Cây cau thường có tên gọi là: Cau, cau ta, cau ăn trầu,… và nó có tên khoa học là Areca Catechu. Cây cau có dáng đẹp, ít chiếm diện tích nên được trồng làm cảnh ở sân vườn, biệt thự, khu đô thị, các tuyến đường,… Cây cau còn được trồng để lấy quả hoặc sử dụng trong lễ cưới hỏi.
Cây cau thường có thân dài, đường kính trung bình từ 10cm đến 15cm, thậm chí có thể cao hơn 20m. Lá nhỏ, thuỳ sâu, hình dạng lông chim, gấp nếp với nhau theo chiều dọc. Bẹ lá của cây cau có dạng mo, bao bọc xung quanh thân cây, khi rụng để lại sẹo. Hoa của cây cau có màu trắng, hoa đực thường rụng khá sớm còn hoa cái để tạo quả. Quả cau xuất hiện ở các nách lá, được phân thành nhiều nhánh khác nhau. Quả cau hình trứng trái xoan, khi chín có màu vàng. Cây cau lúc nhỏ chịu bóng, càng lớn thì cây càng ưa sáng, rất thích hợp được trồng ở nơi đất ẩm và đất tốt.
Dân gian thường gọi trầu cau là Tân – Lang. Tục lệ ăn trầu ở nước ta đã có từ lâu đời, được kể trong câu chuyện cổ tích “Trầu cau” rất cảm động. Trai gái ngày xưa cũng thường nên duyên và tỏ tình bằng cách mời trầu. Sính lễ cưới hỏi nhất định phải có buồng cau cùng chai rượu. Số người ăn trầu ngày một ít đi tuy nhiên buồng cau trong lễ cưới hỏi vẫn không thể thiếu được. Cau được bổ làm 04 hoặc 06, sau đó phơi khô rất dễ ăn. Hạt cau được xem là một vị thuốc quan trọng để diệt trừ giun, sán, khử độc và tiêu đờm. Khi mua cau nên chọn buồng nhiều quả, quả tròn to, xanh bóng, loại cau bánh tẻ, ăn vào vị hơi chát đắng, đó mới là loại cau ngon.
Nhìn chung, quả cau và lá trầu vẫn luôn luôn gắn bó mật thiết với con người Việt Nam. Trải qua nhiều năm tháng của lịch sử, cây cau đã đi vào trong các trang văn thơ của nhiều văn nghệ sĩ. Hơn thế nữa, trầu cau còn trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân tộc Việt Nam ta.
2. Thuyết minh về cây cau đạt điểm cao:
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi nhà, ta với ta.
“Khách đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
Đến với làng quê Việt Nam, ta như đến với bầu không khí thanh bình, nơi có những cánh đồng lúa chín vàng ươm, có rặng tre xanh tỏa bóng mát bên bờ sông. Đặc biệt, khi đi qua từng con sóng nhỏ, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây cau dọc bên đường, nó giản dị và đơn sơ làm người ta phải nhớ mãi. Cây cau là loại cây mọc phổ biến ở Việt Nam, vì vậy nó đã trở thành một loại cây thân thuộc với đời sống người dân Việt Nam ta.
Là đứa con của người dân Việt Nam, không ai không biết đến cây cau. Thực tế thì cây cau đã xuất hiện từ rất lâu. Chắc hẳn ai trong chúng ta khi nghĩ đến cây cau cũng nhớ đến “Sự tích trầu cau” – một trong những câu chuyện sâu sắc và tình cảm, vì người dân luôn tin vào những câu chuyện huyền thoại xưa cũ. Thực ra cây cau có tên khoa học là Areca Catechu, người ta còn gọi cây cau là Tân lang hoặc Binh lang. Cây cau thuộc loại cây thân gỗ và cứng. Chính vì vậy ở làng quê Việt Nam, cây cau có mặt rộng rãi ở hầu hết mọi nơi.
Khác với các loại cây dân dã khác, cau có một số đặc điểm nổi bật. Thân cây cau thường cao khoảng 12m đến 15m với đường kính gốc lượng từ 20cm đến 30cm. Không giống như cây dừa, cây cau có thân gọn hơn, hình trụ tròn mọc thẳng lên cao. Thân cau cũng không hoàn toàn nhẵn bóng, nó khoác lên mình một chiếc áo xù xì, bạc ở phần gốc và xanh ở phần ngọn. Ở phía bên ngoài, thân cau được bao bọc bởi những khấc cau, mỗi thân cau phải có đến vài chục khấc như thế. Nhìn vào đó người ta có thể đến được độ tuổi của cây cau, chính chiếc khấc ấy là dấu tích còn lại của những bẹ lá cau khi đã rời khỏi thân cây.
Đặc điểm để dễ nhận biết cái cau đó là cây không bao giờ phân nhánh. Lên đến phần ngọn thì cây mới bắt đầu tỏa ra, cây có lá màu xanh, mỗi lá được nối từ bẹ, ôm chặt lấy nhau và xòe ra ở quanh ngọn. Mỗi tàu lá cau dài từ 1,5m đến 1,7m, hình lông chim. Vào những đêm trăng rằm thì cây cau lại gần mình dưới ánh trăng vàng soi bóng xuống mặt đất, nhìn rất thơ mộng.
Hầu như mỗi cây cau đều có rất nhiều buồng cau. Mỗi buồng cau được bao bọc bởi một lớp nang, ẩn mình trong bẹ cau. Buồng cau khi trổ sẽ có màu trắng nhạt, mùi hương thơm ngát lan tỏa khắp khu vườn, để rồi đã từng có câu hát về hoa cau: “Hoa cau rụng trắng sân nhà em mà hương cau thơm ngát quanh vườn trầu”. Mỗi buồng cau thông thường sẽ cho ra hàng trăm quả cau, khi còn non thì quả có màu xanh ánh vàng, nhưng khi đã trưởng thành và già đi thì kích thước của quả cao cỡ bằng quả trứng gà với màu xanh đậm hơn. Quả cau có hình nón, đáy phẳng, bên trong có hạt màu nâu lốm đốm. Rễ cau thuộc loại rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất, có khi chúng nhô lên trên mặt đất mạnh ngoèo như những con rắn.
Cây cau thường có khả năng tăng trưởng rất nhanh, dễ sinh sống ở mọi nơi trên đất nước. Thường người ta sẽ phải chăm sóc đến vài chục năm thì cau mới ra quả vào cho trái. Càng lớn, càng lên cao thì cây cau cho quả càng ít, có lẽ lúc đó cây cau đã già. Cau được chia ra thành nhiều loại khác nhau nhưng thông thường người ta chỉ biết đến những loại câu phổ biến như cau kiểng và cau trồng vườn. Nhìn chung, cây cau là một loại cây đặc biệt, biểu tượng cho sự thanh bình ở làng quê Việt Nam. Dù có phải xa quê thì có lẽ hình ảnh cây cau vẫn luôn luôn hiện diện trong tâm trí của mỗi con người.
3. Thuyết minh về cây cau chọn lọc nhất:
Vào vườn hái quả cau xanh
Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu.
Trầu này têm những vôi tầu
Giữa têm cát cánh, hai đầu quế cay.
(Ca dao)
Theo truyền thuyết, tục ăn trầu cau ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu, từ thời các vua Hùng dựng nước. Trải qua bao biến cố thay đổi của đời sống xã hội, tục ăn trầu cau vẫn được xem là một trong những phong tục độc đáo, có sức sống bền bỉ trong đời sống của người dân Việt Nam, tồn tại cho đến ngày hôm nay, đặc biệt là trong xã hội nông thôn và trở thành biểu trưng văn hóa qua các nghi lễ tâm linh. Vì vậy đối với người dân Việt Nam thì quả cau là một món ăn vô cùng quen thuộc. Nó có vị hăng nhẹ và thường được bổ ra để ăn kèm với trầu tạo nên một cảm giác sảng khoái. Thông thường, trong quả cau có chứa hoạt chất Arcsin – một loại có thể sử dụng để tẩy giun và chữa bệnh cho con người.
Ngoài ra, thân cây cau có thể được dùng làm chiếc cầu khỉ bắt ngang qua những dòng sông nhỏ. Tàu lá cau khi khô cũng có thể được sử dụng để làm chổi quét rác vô cùng thuận lợi. Ngày xưa, với người dân thì trái cau còn có thể sử dụng để làm thuốc nhuộm răng. Đặc biệt trầu và cau chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa của người dân Việt Nam, đó là những thứ không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người dân. Cau còn có mặt trong các ngày cúng giỗ của mỗi gia đình. Trong giao tiếp, cây cau cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, hết sức cần thiết, người ta thường nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, mà trầu thì không thể thiếu được cau. Chính vì vậy, cây cau đã góp phần làm nên mỹ tục tốt đẹp của người dân Việt Nam, đồng thời làm nên cảnh đẹp thanh bình ở chốn làng quê. Với đời sống tâm hồn, cau đã gợi nên một nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ:
Thương nhau cau xấm bổ đôi
Ghét nhau cau xấu bổ ra làm mười.
Ngoài ra, cây cau còn làm nên cái tứ trong thơ của nhà thơ Hồ Xuân Hương:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
Như vậy, cây cau cũng đã từng gắn bó với một góc trời tuổi thơ của rất nhiều người. Trò chơi trốn tìm dưới bóng cau, rồng rắn lên mây dưới bóng cau đã trở thành một trò chơi dân gian không thể nào quên. Cau không chỉ đi vào tuổi thơ mà còn đi vào thơ ca, nhạc họa với nhiều bài hát nổi tiếng khác nhau. Vì vậy, hình ảnh bình dị và mộc mạc của cây cau đã đi sâu vào tâm trí của người Việt Nam từ bao đời nay.
THAM KHẢO THÊM: