Xóa án tích được coi là một trong những công việc vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho người phạm tội sau khi chấp hành xong bản án được hòa nhập với cộng đồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì công tác kiểm sát việc xóa án tích được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Công tác kiểm sát việc xóa án tích được quy định thế nào?
Kiểm sát việc xóa án tích hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC 2023, cụ thể như sau:
-
Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích căn cứ theo quy định tại Điều 369 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
-
Viện kiểm sát cần phải có ý kiến bằng văn bản thể hiện rõ ràng quan điểm về việc cá nhân chấp hành có đủ điều kiện xóa án tích hay không đủ điều kiện xóa án tích, sau đó chuyển hồ sơ tài liệu cho Tòa án;
-
Văn bản thể hiện quan điểm của Viện kiểm sát về việc xóa án tích sẽ được thực hiện theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 75/TH ban hành kèm theo Quyết định 259/QĐ-VKSTC 2023
Như vậy, căn cứ theo điều luật nêu trên thì Viện kiểm sát sẽ kiểm sát việc Tòa án thực hiện thủ tục xóa án tích. Công tác kiểm sát việc xóa án tích của Viện kiểm sát được quy định như sau:
-
Trong khoảng thời gian 05 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích, nhận thấy có đầy đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cần phải thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân xin xóa án tích, trong đó ghi rõ cá nhân đó không còn có án tích;
-
Trong trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 71 và Điều 72 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 thì thủ tục xóa án tích do Tòa án quyết định cụ thể. Người bị kết án cần phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trong đơn cần phải ghi rõ nhận xét của chính quyền cấp xã/phường nơi họ cư trú hoặc cơ quan/tổ chức nơi họ học tập, làm việc;
-
Trong khoảng thời hạn 03 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển giấy tờ, tài liệu về việc xin xóa án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong khoảng thời hạn 05 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp cần phải có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại giấy tờ, tài liệu cho Tòa án. Trong trường hợp nhận thấy đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 05 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm cần phải ra quyết định xóa án tích cho cá nhân, trong trường hợp nhận thấy chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện thì cần phải ban hành quyết định bắt đơn xin xóa án tích;
-
Trong khoảng thời hạn 05 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bắt đơn xin xóa án tích, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án đã ra quyết định cần phải gửi quyết định đó cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền cấp xã/phường nơi người đó cư trú hoặc cơ quan/tổ chức nơi người đó học tập, làm việc. Viện kiểm sát cần phải có ý kiến bằng văn bản thể hiện rõ quan điểm của mình về việc người chấp hành án có đáp ứng đầy đủ điều kiện xóa án tích hay không và sau đó chuyển tài liệu lại cho Tòa án.
Như vậy, công tác kiểm sát việc xóa án tích của Viện kiểm soát cần phải được thực hiện theo quy định nêu trên.
2. Công tác kiểm sát việc xóa án tích thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định 259/QĐ-VKSTC 2023, có quy định về một số nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát. Theo đó, khi kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, Viện kiểm sát có một số nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
-
Có nhiệm vụ kiểm sát tại cơ sở giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cơ quan thi hành án hình sự cấp dưới; cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tiến hành thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu là cơ quan có thẩm quyền trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm sát việc thi hành án hình sự đối với các pháp nhân thương mại phạm tội;
-
Có trách nhiệm kiểm soát thành phần hồ sơ tạm giữ, hồ sơ tạm giam, hồ sơ thi hành án hình sự; hồ sơ quyết định việc hoãn chấp hành hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại và hồ sơ hoãn/miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời hạn còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với những người thuộc trường hợp nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
-
Thăm gặp và hỏi người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án về việc giam giữ, thi hành án hình sự; tiến hành thủ tục xác minh, thu thập giấy tờ, tài liệu, bằng chứng và chứng cứ để làm rõ vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quá trình tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
-
Tiếp nhận khiếu nại, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục phạm nhân; tiến hành hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thi hành án hình sự;
-
Yêu cầu thông báo tình hình thi hành tạm giữ, thi hành tạm giam; cung cấp các loại giấy tờ, tài liệu, hồ sơ có liên quan; ra quyết định thi hành án hình sự và giải thích bản án, sửa chữa bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án; tự kiểm tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát cùng với các cơ quan có liên quan; trả lời về quyết định phải biện pháp hoặc việc vi phạm pháp luật trong quá trình tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật;
-
Phát hiện và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm quy định pháp luật theo thẩm quyền; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam hoặc người đang chấp hành án phạt tù tuy nhiên không có đầy đủ căn cứ kết tội;
-
Đề nghị và kiểm sát việc miễn chấp hành, hoãn, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ chấp hành án hình sự; ra văn bản thể hiện quan điểm, chính kiến, tham gia các buổi họp, kiểm sát việc xem xét, quyết định giảm thời hạn, miễn thời hạn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân, bắt buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo phải rút ngắn thời gian thử thách của án treo trên thực tế, rút ngắn thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; có ý kiến bằng văn bản và thực hiện hoạt động kiểm soát việc hưởng thời hiệu thi hành bản án, xóa án tích.
Như vậy, công tác kiểm sát việc xóa án tích hiện nay thuộc về Viện kiểm sát.
3. Viện kiểm sát có quyền kiểm sát những bản án, quyết định nào của Tòa án?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Quyết định 259/QĐ-VKSTC 2023, có quy định về vấn đề kiểm soát việc Tòa án gửi bản án, quyết định, trong đó có quyết định xóa án tích. Theo đó, Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền kiểm soát việc tòa án gửi bản án, quyết định sau đây cho Viện kiểm sát, người bị kết án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành án;
-
Quyết định thi hành án;
-
Quyết định ủy thác thi hành án;
-
Quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; quyết định hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
-
Quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định đình chỉ chấp hành án phạt tù;
-
Quyết định về việc giảm thời hạn chấp hành án hoặc miễn chấp hành án;
-
Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
-
Quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân mang quốc tịch Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù trên lãnh thổ nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án phạt tù, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài quay trở về nước nơi họ là công dân;
-
Quyết định buộc người đang chấp hành án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;
-
Quyết định kéo dài thời gian trục xuất, hoặc quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, hoặc quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
-
Quyết định xóa án tích.
THAM KHẢO THÊM: