Sách được xem là phương tiện lưu giữ kiến thức của con người, có rất nhiều tác phẩm văn học bày tỏ tình yêu đối với sách. Dưới đây là bài viết phân tích bố cục, tóm tắt nội dung của văn bản Tình yêu sách (của nhà văn Trần Hoài Dương, ngắn gọn), quý độc giả có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Bố cục văn bản Tình yêu sách ngắn gọn:
Bố cục của bài Tình yêu sách bao gồm 02 phần. Cụ thể như sau:
-
Phần đầu: Từ đầu đến câu “Bao nhiêu là sách …”. Tập trung nói về niềm đam mê đọc sách của nhân vật Thiện, qua những câu chuyện nhân vật Thiện dần bộc lộ tình yêu sâu đậm đối với sách và sự hứng thú khi tiếp xúc.
-
Phần còn lại của tác phẩm: Làm nổi bật lên mối quan hệ giữa nhân vật Thiện và các cuốn sách, cùng với sự khám phá, tìm hiểu của nhân vật Thiện về những nội dung trong bộ sách mà cậu ấy đã tìm thấy.
2. Tóm tắt nội dung văn bản Tình yêu sách ngắn gọn:
Mẫu 01:
Vào cuối những năm 1956, tỉnh Bắc Giang bắt đầu thành lập thư viện. Mọi người đều vui vẻ đến xem tuy nhiên chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ để vào thư viện đó. Mặc dù không có thẻ nhưng chiều nào tôi cũng ngồi hành lang để chờ đợi mấy anh lớn cho tôi mượn sách để đọc, các anh cũng phải khôn khéo lắm thì mới có thể giấu các cô trong thư viện, không để cho các cô biết, tuy nhiên có lần các cô cũng phát hiện ra, thấy tôi đang ngồi đọc sách, cô cũng ngó lơ đi. Dần dần tôi làm quen được với các cô trong thư viện, trong đó có một cô tên là Uyên – em gái của nhà văn Kim Lân. Tôi đã giúp cô làm sổ sách trong thư viện, ghi ký hiệu trong các tác phẩm, dán lại các trang sách đã bị cũ, thấy tôi nhanh nhẹn và cần cù cho nên cô vô cùng quý, đặc cách cấp cho tôi một chiếc thẻ thư viện, không những đọc tại chỗ mà còn có thể mượn sách để mang về nhà. Dần dần số sách ở thư viện đã không còn thoải mãn được bản thân tôi, tôi thường xuyên phải ra hiệu sách nhân dân để mua và xem tin tức mới, sau đó về cập nhật báo cho cô biết. Tôi vui sướng và run rẩy khi lần đầu tiên nhìn thấy quyển sách “Những người khốn khổ” của Victor Hugo được xuất bản một cách hoàn chỉnh. Khi sắp hết giờ làm việc, cô cho phép tôi đi mua sách và được mang sách về để đọc. Tôi vui mừng, đọc hết quyển sách ấy trong vòng một đêm. Và giờ đây tôi ước gì có ngay tập thứ hai, tập thứ ba để đọc liền mạch. Tôi cảm thấy tâm hồn tôi trở nên đẹp đẽ biết bao giờ những cuốn sách chứa chan tình yêu thương nhân ái.
Mẫu 02:
Vào khoảng cuối những năm 1956, một niềm vui lớn đến với tỉnh Bắc Giang đó là tỉnh đã bắt đầu thành lập một thư viện. Thư viện tỉnh Bắc Giang là một thư viện lớn, tuy nhiên chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ để ra vào thư viện đó. Với tinh thần ham học hỏi, ham đọc sách cùng với sự nhanh nhẹn, cần cù tôi đã làm quen được với cô thủ thư ở trong thư viện đó, cô tên là cô Uyên – cô là em gái của nhà văn Kim Lân. Tôi đã giúp cô làm sổ sách trong thư viện, ghi ký hiệu trong các tác phẩm, dán lại các trang sách bị cũ, thấy tôi nhanh nhẹn và cần cù nên cô đã giúp đỡ cấp cho tôi một chiếc thẻ riêng biệt, không những có thể đọc sách tại chỗ mà còn được mượn sách về nhà để đọc thêm. Sau này tôi nhận thấy sách ở thư viện tỉnh Bắc Giang không thỏa mãn được nhu cầu ham học hỏi của tôi, tôi thường xuyên phải ra hiệu sách để xem có gì mới mẻ, tích cực về báo cho cô biết. Tôi đã rất vui mừng và sung sướng khi lần đầu tiên được nhìn thấy quyển sách Những người khốn khổ của Victor Hugo, tôi đã ngay lập tức chạy về báo cho cô và được cô cho phép đi mua sách, mang về đọc. Tôi đã đọc hết tập một trong vòng một đêm, và tôi ước gì có ngày tập hai, tập ba để tôi có thể đọc liền mạch.
Mẫu 03:
Một thư viện bắt đầu được thành lập vào cuối những năm 1956 trên địa bàn của tỉnh Bắc Giang. Người dân đều hớn hở đến xem tuy nhiên chỉ có học sinh cấp ba trở lên mới được cấp thẻ để vào đọc sách trong thư viện đó. Cùng với sự giúp đỡ của các anh trong trường, tôi đã giấu được các cô trong thư viện, đọc ké sách báo của các anh vào mỗi buổi chiều. Nhưng cũng có lần tôi bị cô phát hiện, thấy tôi đang ngồi đọc sách, cô cũng ngó lơ. Dần dần tôi quen được với cô, cô tên là Uyên, là một thủ thư trong thư viện đó. Tôi đã giúp cô làm rất nhiều sổ sách, ghi ký hiệu các tác phẩm, dán lại các trang sách bị cũ, thấy tôi nhanh nhẹn và chăm chỉ cần cù cô đã đặt cách cấp cho tôi một chiếc thẻ trong thư viện, tôi có thể đọc sách tại chỗ và thậm chí là mượn thêm sách về nhà để đọc. Sau dần với lòng ham học hỏi, tôi thường xuyên phải ra hiệu sách để xem có gì mới mẻ về báo cho cô. Tôi vui sướng và thấy tâm hồn trở nên đẹp thêm biết bao khi nhìn thấy những trang sách chứa chan tình yêu thương, đặc biệt là khi nhìn thấy quyển sách Những người khốn khổ của Victor Hugo, tôi đã say mê đọc nó trong vòng một đêm và chỉ ước rằng có ngay tập hai, tập ba để có thể đọc tiếp.
3. Tóm tắt nội dung văn bản Tình yêu sách hay nhất:
Vào khoảng cuối năm 1986, có một tin vui đến với chúng tôi đó là thư viện tỉnh Bắc Giang được thành lập trên thực tế. Nhưng thật không may, thư viện đó chỉ mở cho học sinh cấp ba trở lên, tôi không phải học sinh cấp ba cho nên không được cấp thẻ vào thư viện. Tôi năn nỉ thế nào thì cô phụ trách thư viện cũng không linh động cấp thẻ cho tôi vào đọc sách trong thư viện. Mặc dù không có thẻ thư viện nhưng chiều nào tôi cũng đến đó, tôi ngồi ngoài hành lang và đọc ké sách báo của các anh chị lớn. Các anh cũng rất khôn khéo và giấu không cho các cô biết. Cũng may, cả thư viện cũng chỉ có một mình cô thủ thư ở đó, cô bận rất nhiều công việc ở trong phòng nên không thể có điều kiện ra ngoài để phát hiện tôi. Rồi cuối cùng cô cũng biết tôi đọc lén sách trong thư viện. Thấy tôi đang ngồi trong một góc khuất, cô cũng lơ đi và bỏ qua. Lâu dần, tôi làm quen được với cô. Cô tên là Uyên, cô chính là em gái của nhà văn Kim Lân, tác giả của những câu chuyện mà tôi rất thích. Vào các buổi sáng chủ nhật, tôi thường đến thư viện rất sớm, tôi ngồi chờ cô ngoài cổng. Cô vừa đến tôi đã nhanh nhẹn giúp đỡ cô lau chùi bàn ghế, sắp xếp lại sách báo và dọn dẹp xung quanh. Tôi giúp cô làm sổ sách trong thư viện, ghi ký hiệu trên các tác phẩm và các trang sách đã cũ. Thấy tôi nhanh nhẹn và được việc, vui vẻ và cần cù, cần mẫn nên cô cũng mềm lòng và cấp cho tôi một chiếc thẻ thư viện, đặc biệt chiếc thẻ này không những được đọc sách tại chỗ mà tôi còn có thể mượn sách để mang về nhà nữa. Mặc dù đã có thẻ thư viện nhưng tôi vẫn ngày ngày ra thư viện để giúp cô tất cả mọi việc. Tôi tranh thủ đọcsách tại thư viện. Lâu dần, số sách trong thư viện đó không thể thỏa mãn được tôi. Vì thế tôi thường xuyên chạy ra những hiệu sách mới để xem có quyển sách gì hay và lập tức chạy về báo cho cô biết. Tôi vui sướng khi lần đầu tiên được trông thấy quyển sách Những người khốn khổ của Victor Hugo. Tôi đã chạy như bay về để báo cho cô biết, nài nỉ cô cho tôi có thể đi mua giúp cô quyển sách đó. Sắp hết giờ làm việc, cô đã cho phép tôi đi mua sách mang về nhà tranh thủ đọc đến sáng mai và đem trả lại cho cô sớm. Tôi vui mừng run hết người, ngay đêm đó tôi đã đọc hết một tập. Rạng sáng, đọc xong tôi vẫn còn ngẩn ngơ, ước gì có thêm nhiều tập nữa để tôi có thể đọc liền một mạch.
THAM KHẢO THÊM: