Say sưa hay xay xưa từ nào là đúng chính tả tiếng Việt? Bạn đọc hãy theo dõi chi tiết bài viết dưới đây để nắm rõ nội dung kiến thức và hiểu rõ hơn quy tắc chính tả trong tiếng Việt nhé. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Say sưa hay xay xưa từ nào là đúng chính tả tiếng Việt?
Say sưa hay xay xưa từ nào là đúng chính tả tiếng Việt? Thông qua những quy tắc về chính tả tiếng Việt, ta có thể dễ dàng nhận thấy từ viết đúng chính tả tiếng Việt trong 2 từ trên là từ “say sưa”.
Nghĩa của từ “say sưa” là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, “say” là động từ mô tả trạng thái tập trung và hoàn toàn say mê một điều gì đó một cách hứng thú.
2. Một số quy tắc viết đúng chính tả trong tiếng Việt:
– Phân biệt l/n
+ Trong chính tả:
L: đứng trước các âm đệm (oa, oe, uâ, huy). Ví dụ: loè, luân, loa…
N: Không đứng trước các âm trừ 2 âm Hán Việt; thường được dùng trong các dùng chỉ vị trí hoặc ấn nấp. Ví dụ: né, nấp, nè, nép…
+ Trong cấu tạo từ láy:
L/n không láy âm với nhau.
L có thể vần với nhiều phụ âm khác.. Ví dụ: lù đù, lõm bõm, linh tinh, lung linh…
N chỉ láy âm với chính nó. Ví dụ: nôn nao, nóng nực, nung nấu, nảy nở…
– Phân biệt ch/tr
Ch được sử dụng trong những trường hợp sau:
Đứng đầu âm tiết có âm đệm (oa, oă, oe, uê). Ví dụ: chuếnh choáng, chao đảo, chí choé…
Danh sách các từ chỉ các vật dụng thường dùng trong nhà. Ví dụ: chiếu, chảo, chăn, chổi,…
Danh từ chỉ mối quan hệ họ hàng thân thiết. Ví dụ: cha, chú, chàng, chồng, chắt, cháu…
Các từ có ý nghĩa phủ định. Ví dụ: chưa, chẳng, chả…
Tên của các món ăn. Ví dụ: cháo, chè, chả…
Tên của cây cối, tên các loại hoa quả như chuối, chanh…
Cử động, động tác lao động, thao tác cơ thể. Ví dụ: che, chắn, chạy, chặt…
+ Những từ Hán Việt có thanh điệu nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầm tr. Vì vậy, nếu gặp những dạng này ta chọn tr để viết chứ không phải ch.
Ví dụ: trọng, trường, trạng, trình tự…
– Tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch không chọn tr.
Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chập choạng,…
+ Trong cấu tạo từ láy:
Láy vần: trong trường hợp này chỉ có tiếng có âm đầu ch nhưng trừ một số trường hợp đặc biệt (trót lọt, trụi lủi)
Ví dụ: chơi vơi, lưng chừng, chênh vênh, chán nản…
Láy âm: cả tr và ch đều có từ láy âm nên nếu gặp láy âm đầu thì ta có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu ch hoặc tr.
Ví dụ: chống chếnh, chen chúc, chăm chỉ, chân thành, trơ tráo, trăn trở, trập trùng…
– Phân biệt s/x:
Trừ những trường hợp đặc biệt như: soát, soạt, soạng, soạn, suất thì chữ s không đứng đầu các tiếng có âm đệm. Vì vậy, nếu gặp những tiếng dạng này ta chọn x không chọn s.
Ví dụ: xoay xở, xuề xòa, xuân, xinh xắn,…
Trong cấu tạo từ láy:
Ví dụ: liểng xiểng, loăn xoăn, lao xao, lộn xộn, soi mói, xa lạ…
Một số từ ghép có một tiếng có âm đầu s và có một số tiếng có âm đầu x:
Ví dụ: xứ sở, sản xuất, xuất sắc, xổ số, soi xét…
+ Láy âm: cả s và x đều có từ láy âm, nếu chọn từ láy âm đầu thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu s hoặc x.
Ví dụ: sắc sảo, suy suyển, sung sướng, xàm xỡ, xì xào, xấp xỉ…
+ láy vần: tiếng có x thường láy với tiếng có i, ngoại trừ một số trường hợp: lụp sụp, đồ sộ, sáng lạng. Do đó nếu gặp láy vần thì ta chọn tiếng chứa âm đầu x.
– Phân biệt r//d/gi
+ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi.
Ví dụ: kinh doanh, dọa nạt, doãng ra, hậu duệ, duy nhất, duyệt binh, dinh thự, dai dẳng…
– Phân biệt c/k/q
+ Q luôn luôn và bao giờ cũng đi với âm đệm u để thành qu
+ C luôn đứng trước các nguyên âm: a,ă, â, o, ô, ơ, u, ư
+ K luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê
Trong các từ Hán Việt:
Trong cấu tạo từ láy:
+ Láy âm: cả gi, r, d đều có từ láy âm. Nếu gặp từ láy âm thì có thể chọn cả hai tiếng cùng có âm đầu gi, r hoặc d.
Ví dụ: lim dim, lò dò, lai dai,… bứt rứt, cập rập, bịn rin, co ro, cò rò, bủn rủn,… gian nan, gieo neo, giãy nảy.
+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.
Ví dụ: giải thích, giảng bài, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác, giúp đỡ…
+ các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gì khi có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vấn co âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung,…
Trong cấu tạo từ ghép giữa r, d, và gi. Chỉ có từ ghép có tiếng âm đầu gi và tiếng có âm đầu d, không có từ ghép có tiếng âm đầu r và âm đầu d hay âm đầu r và âm đầu gi.
Ví dụ: Già dặn, giáo dục, giả dối, giản dị, giao dịch…
3. Một số câu với từ “say sưa”:
-Còn trời con nước còn non
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa
-Anh say sưa vì rượu
Em ngẩn ngơ vì tình
-Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày
-Chú thường say sưa rượu chè
-Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
-Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè
-Bố đang hát karaoke say sưa
-Chị đang say sưa đọc sách
-Mẹ đang say sưa làm việc
-Anh say chỉ say hủy say hoài
Đã say quá chén còn nài uống thêm
Say sưa đôi mắt lim dim
Đường đi trơn trươt còn tìm thấy ai
-Các cô chú công nhân đang say sưa làm việc
-Cô giáo em đang say sưa giảng bài cho học sinh trên bục giảng
-Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm
-Khuyên anh cờ bạc thời chừa,
-Con tằm bối rối vì tơ
Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.
-Bác họa sĩ đang say sưa vẽ tranh để tạo ra những bức họa mang đầy tính nghệ thuật.
-Chú chim bồ câu đang say sưa sải cánh bay trên bầu trời trong xanh.
-Bà ngoại say sưa may lại chú gấu cho em
-Ông ngoại say sưa trong giấc ngủ trưa trên chiếc võng tre
-Học sinh lớp 2c say sưa học bài thật chăm chỉ
Rượu chè, trai gái say sưa mặc lòng
-Trèo lên quán dốc cây đa
Gặp chị bán rượu la đà say sưa
-Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt làu làu sáng trong
-Bạn Tít đang say sưa đọc cuốn truyện tranh mới được mẹ mua cho hồi chiều
4. Một số bài tập về từ “say sưa”:
Câu 1. Từ nào là từ viết sai chính tả trong các từ sau: say xưa, su su, san sẻ, xào xạc
Trả lời: Từ viết sai chính tả là: “say xưa” => “say sưa”
Câu 2. Hãy xác định xem từ “say sưa” trong hai lần dùng sau đây có phải là từ đồng âm hay không?
– (1) “Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
– (2) “Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”
Trả lời: Từ “say” trong hai cách dùng trên có ý nghĩa như sau:
– Trong trường hợp (1), từ “say sưa” chỉ trạng thai bị lôi cuốn, cuốn hút, ngây ngất.
– Trong trường hợp thứ (2) từ “say sưa” dùng để chỉ trạng thái say rượu.
=> Như vậy, trong hai trường hợp trên không có từ đồng âm tượng trưng mà là hiện tượng từ có nhiều nghĩa.
Câu 3. Giải thích nghĩa của từ say (hoặc yếu tố say trong từ phức) trong các câu dưới đây và cho biết từ được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển trong mỗi trường hợp?
a. Lòng mình say sưa
b. Say lòng
c. Say đắm
d. Người say
Trả lời: Trong những câu trên, trong mỗi trường hợp nghĩa của từ “say” được hiểu là:
a. Từ “say” trong “lòng mình say sưa” ám chỉ tính chất tâm lý => nghĩa chuyển
b. Từ “say” trong “say lòng” ám chỉ tính chất tâm lý => nghĩa chuyển
c. Từ “say” trong “say đắm” ám chỉ tính chất tâm lý => nghĩa chuyển
d. Từ “say” trong “người say” ám chỉ tính chất tâm lý => nghĩa chuyển