Lập dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời, bàn về bài thơ Bếp lửa ngắn gọn, chi tiết dưới đây hy vọng sẽ là một trong những gợi ý giúp các em hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
1. Lập dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời, bàn về bài thơ Bếp lửa:
*Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ Bếp Việt của Bằng Việt và hình ảnh sáng tạo tiêu biểu nhất của bài thơ: hình ảnh chiếc bếp lửa.
*Thân bài:
– Bài thơ Bếp lửa ra đời năm 1963. Trong thời kỳ này, cả nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp. Miền Bắc đang tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục chống lại sự xâm lược của đế quốc Mĩ.
– Hình ảnh chiếc bếp lửa trong bài thơ gắn liền với thời kỳ kháng chiến chống Pháp gian khổ của nhân dân ta. Đối với cá nhân tác giả, bài thơ Bếp lửa gợi nhớ lại những kỷ niệm của bà và những năm tháng xa cha mẹ được bà yêu thương, chăm sóc ân cần.
– Hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà cần cù, tần tảo, gợi lên lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà.
– Bài thơ không chỉ giới hạn trong tình cảm gia đình mà còn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Tình cảm yêu thương, biết ơn bà ngoại gắn liền với tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương, đất nước. Vì vậy, tinh thần chiến đấu của cháu xuất phát từ tình yêu bà và tình yêu xóm làng.
*Kết bài:
– Hình ảnh bếp lửa là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Qua đó, nhà thơ bày tỏ tình yêu thương, lòng biết ơn đối với người bà đã hy sinh cả cuộc đời vì con cháu.
2. Lập dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời, bàn về bài thơ Bếp lửa hay nhất:
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”
– Thông qua những kỷ niệm, suy nghĩ của cháu về người bà kính yêu, cháu cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với bà cũng như với quê hương, đất nước của mình.
Thân bài:
– Nội dung:
+ Hình ảnh ngọn lửa gắn liền với ký ức vui buồn của tuổi thơ:
– Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh chiếc “bếp lửa” và gắn liền với người bà quá cố.
– “Bếp lửa” gợi lên một dòng ký ức, là nhân chứng cho tuổi thơ, là bước đệm giúp anh vượt qua chặng đường dài quê hương. Đặc biệt từ “ấp iu” giúp chúng ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng nhân hậu của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.
+ Hồi tưởng về thời gian được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà:
– Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu người Việt Nam chết đói dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như: đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy, khói hun,..… đã làm cháu xúc động.
– Tám năm dài gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã nuôi dưỡng tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống, bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người. Làm sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ. Ở bà còn có một tình yêu vô bờ bến dành cho đứa cháu bé bỏng của bà.
– Không những thế bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi cuộc kháng chiến đang vào giai đoạn khốc liệt nhất, bà đã vượt qua và luôn là hậu phương vững chắc cho các con trên chiến trường. Có thể nói bà là mẫu mực của một người mẹ Việt Nam điển hình.
– Cảm xúc của tác giả trong bài thơ này dường như lên đến đỉnh điểm, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sáng cũng là sự nhen nhóm của tình yêu thương của bà, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, có thể tự tin bước đi trên con đường một cách chắc chắn nhất.
+ Những suy ngẫm của người cháu về bà:
– Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dõi theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mơ ước của mình. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lủa của bà.
– Nghệ thuật:
Tác giả đã xây dựng rất thành công hình ảnh “Bếp lửa”, sử dụng hàng loạt câu văn giàu cảm xúc…
*Kết bài:
– Tình cảm gia đình là điều không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người và được Bằng Việt xây dựng khéo léo qua bài thơ Bếp lửa. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.
– Nêu lên cảm nghi của mình.
3. Lập dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời, bàn về bài thơ Bếp lửa ấn tượng nhất:
*Mở bài:
Giới thiệu bài thơ Bếp lửa
*Thân bài:
Phân tích bài thơ Bếp lửa:
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
– Tình yêu của bà rất sâu sắc, gắn liền với hình ảnh ngọn lửa
– Hình ảnh ngọn lửa rất gần gũi, quen thuộc và thân thương
– Người bà đã chắc chiu tình cảm của mình qua bếp lửa
Cảm nghĩ về bà và về bếp lửa:
– Hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp với bà:
+ Thời thơ ấu luôn lẻo đẽo theo bà
+ Người luôn mùi khóc
+ Nhem nhuốc vì than củi
+ Cuộc sống nghèo khó những không bao giờ quên
– Hồi tưởng lại những kỷ niệm bên bà:
+ Hình ảnh cứ quấn quýt bên bà
+ Tám năm quanh khói bếp
+ Tình cảm bà cháu rất quấn quyét
+ Sự hy sinh vô bờ bến của bà dành cho đứa cháu yêu quý
– Cảm nghĩ về cuộc đời bà:
+ Cuộc đời vất vả, khó khăn
+ Yêu bà hơn
– Nỗi niềm thương nhớ bà:
+ Tình yêu và nhớ bà mãnh liệt trong tâm hồn cháu
+ Dù đi xa những cháu vân xhuownsg về bà
*Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa
-Bài thơ bếp lửa như tình cảm của một đứa trẻ dành cho bà qua những kỷ niệm tuổi thơ và niềm thương nhớ bà của tác giả.
4. Lập dàn ý Bếp lửa sưởi ấm một đời, bàn về bài thơ Bếp lửa chi tiết:
*Mở bài:
-Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giả còn là du học sinh ở Liên Xô.
-Qua dòng hồi tưởng và suy nghĩ của đứa cháu đã trưởng thành, bài thơ kể lại những kỷ niệm cảm động về mối tình của bà và cháu, bày tỏ tình cảm kính trọng, yêu thương và biết ơn vô hạn đối với bà, cùng là đối với quê hương, đất nước.
*Thân bài:
Phân tích:
+ Hình ảnh ngọn lửa gắn liền với ký ức vui buồn của tuổi thơ.
– Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh chiếc bếp lửa, gắn liền với hình ảnh người bà tần tảo sớm khuya
– Bếp lửa gợi lên nỗi nhớ và khơi gợi cảm xúc. Từ ấp iu ám chỉ bàn tay khéo léo và trái tim nhân hậu của người nhóm lửa. Người bà nhen lên ngọn lửa mỗi buổi sáng, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, suốt đời…
+ Nhớ lại khoảng thời gian được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà.
– Cha mẹ đi kháng chiến, cháu ở cùng bà, được bà chăm sóc: Bà dạy làm mọi việc, bà lo việc học …
– Tuổi thơ khó khăn gắn liền với bếp lửa bập bùng, bếp lửa hiện diện như tình yêu thương ấm áp, như sự chăm sóc, an ủi các cháu, như một phần cuộc sống gian khổ của chính bà.
– Tuy vất vả, nhọc nhằn nhưng bà vẫn vượt qua tất cả để con yên tâm đánh giặc nơi chiến trường xa
+ Những suy nghi của người cháu về bà, đều gắn liền với hình ảnh quen thuộc chiếc bếp lửa hồng quen thuộc.
– Tình cảm yêu thương, biết ơn chân thành: Cháu thượng bà biết mấy nắng mưa.
– Dường như có sự tương đồng rõ ràng giữa bà và bếp lửa. Bà là người nâng niu ngọn lửa, là người thắp lên ngọn lửa khơi dậy tình yêu thương trong mỗi gia đình, gắn kết quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cháu giờ đã trưởng thành, đã bay đi xa nhưng châu vẫn luôn nhớ đến bà, về bếp lửa của gia đình. Bếp lửa đã thành điểm nhớ, thành chỗ dựa tinh thần cho đứa cháu xa quê
*Kết bài:
– Bài thơ Bếp lửa có ý nghĩa sâu sắc: Những kỷ niệm thân thiết của tuổi thơ có sức soi sáng, nuôi dưỡng tâm hồn, nâng đỡ con người trên chặng đường dài của cuộc đời.
– Tình yêu gia đình là nền tảng vững chắc của tình yêu quê hương.