Hệ bài tiết đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan có chức năng chính là giúp thải bỏ những chất lỏng, những chất hòa tan dư thừa trong cơ thể ra môi trường bên ngoài. Để tìm hiểu thêm về hệ bài tiết, mời bạn đọc tham khảo bài viết Bộ phận có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?
Mục lục bài viết
1. Bộ phận nào có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái?
A. Ống dẫn nước tiểu
B. Ống thận
C. Ống đái
D. Ống góp
=> Đáp án đúng là đáp án A.
Như vậy, ống dẫn nước tiểu (hay tên gọi khác là niệu quản) có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái.
2. Đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động và chức năng của niệu quản (ống dẫn nước tiểu):
Niệu quản là cơ quan hình ống, có cấu tạo bằng cơ trơn, thực hiện chức năng co bóp và vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang (mỗi niệu quản nối với một quả thận). Chiều dài niệu quản ở người trưởng thành khoảng từ 20 – 30 cm. Đường ống này có thể bị tắc nghẽn và nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các trường hợp không được điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến tổn thương thận nghiêm trọng.
- Vị trí niệu quản:
Niệu quản nối thận với bàng quan. Nửa trên của mỗi niệu quản nằm trong ổ bụng, nửa dưới nằm trong khung chậu.
- Đặc điểm cấu tạo của niệu quản:
Mỗi người có hai niệu quản nối với hai quả thận và bàng quang (cơ quan nằm trong khung chậu). Thận nằm bên dưới xương sườn, về phía giữa lưng. Cấu tạo thành niệu quản gồm có 3 lớp:
+ Lớp ngoài: Cấu tạo từ mô liên kết xơ.
+ Lớp giữa: Cấu tạo từ cơ trơn.
+ Lớp lót bên trong: Ẩm, thực hiện chức năng bảo vệ bề mặt các tế bào/
- Niệu quản có thể xuất hiện một số biến thể giải phẫu như sau:
+ Niệu quản nhân đôi: Đây còn gọi là thận kép, là một biến thể giải phẫu phổ biến nhất với hai niệu quản cùng xuất phát từ một quả thận.
+ Niệu quản lạc chỗ: Niệu quản không kết nối với bàng quang hoặc kết nối không đúng vị trí. Điều này dễ dẫn đến tình trạng nước tiểu chảy vào niệu đạo, âm đạo hoặc tuyến tiền liệt, gây ra các bệnh tiểu không tự chủ.
+ U niệu quản: Đây là một dị tật bẩm sinh, khối u phát triển từ trong lòng niệu quản, to dần làm hẹp lòng niệu quản, dẫn đến tình trạng nước tiểu lưu thông khó khăn, gây giãn đoạn niệu quản trên chỗ hẹp, giãn đài bể thận, lâu ngày dẫn đến tình trạng giãn ngày càng lớn sẽ gây ứ nước, ứ mủ thận, suy thận. Tình trạng này có thể điều trị bằng phẫu thuật.
- Cơ chế hoạt động của niệu quản:
Sự di chuyển của nước tiểu trong niệu quản không chỉ đơn giản là nhờ lực co bóp của cơ mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác:
+ Sóng nhu động: Niệu quản tạo ra các đợt co bóp theo chu kỳ, gọi là sóng nhu động. Sóng nhu động đẩy nước tiểu di chuyển theo chiều đi xuống, chống trào ngược và ngăn ngừa sỏi hình thành.
+ Lực hấp dẫn: Vị trí nằm sau phúc mạc của niệu quản cũng góp phần hỗ trợ di chuyển của nước tiểu nhờ vào lực hấp dẫn.
+ Áp lực trong hệ thống bài tiết: Áp lực do sự đầy nước tiểu trong bể thận và bàng quang cũng tạo ra lực đẩy, thúc đẩy nước tiểu di chuyển qua niệu quản.
- Chức năng, vai trò niệu quản (ống dẫn nước tiểu):
Niệu quản là một bộ phận của hệ tiết niệu. Chức năng chủ yếu là tạo ra các cơn co bóp đẩy nước tiểu ra khỏi thận và đi vào bàng quang. Cơ quan này hoạt động liên tục đảm bảo quá trình bài tiết diễn ra ổn định. Niệu quản chính là bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Nó được ví như “cánh tay đắc lực” của hệ bài tiết, đảm bảo quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
3. Một số câu hỏi ôn tập kèm đáp án:
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây tương ứng với giai đoạn lọc trong quá trình hình thành nước tiểu ở nephron?
A. Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
B. Huyết áp đẩy nước và các chất hòa tan từ máu qua lỗ lọc vào trong bang Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.
C. Chất độc, một số ion dư thừa được các tế bào thành ống thận tiết vào dịch lọc.
D. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận.
=> Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?
A. Người bị tai nạn giao thông.
B. Người bị sỏi bàng quang giai đoạn đầu.
C. Người bị suy thận nặng.
D. Người hút nhiều thuốc lá.
=> Đáp án đúng là đáp án C.
Giải thích: Trong các trường hợp trên, người bị suy thận nặng là trường hợp có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất. Do chức năng của thận đã giảm xuống mức rất thấp, gây rối loạn chức năng tế bào, hủy hoại tế bào, cơ quan. Do đó, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Câu 3: Mỗi nephron được cấu tạo từ:
A. Cầu thận và ống thận.
B. Phần vỏ và phần tủy.
C. Quản cầu và nang Bowman.
D. Cầu thận và bể thận.
=> Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 4: Trung bình mỗi ngày có bao nhiêu lít nước tiểu đầu được tạo thành?
A. 1700 – 1800 L.
B. 170 – 180 L.
C. 15 – 20 L.
D. 1,5 – 2 L.
=> Đáp án đúng là đáp án B.
Giải thích: Trung bình mỗi ngày có khoảng 170 – 180 lít dịch lọc cầu thận (nước tiểu đầu) được tạo thành. Tuy nhiên, sau khi tái hấp thu thì chỉ có khoảng 1 – 2 lít nước tiểu thực sự được hình thành.
Câu 5: Chức năng của thận là:
A. Lọc máu, tái hấp thụ các chất dinh dưỡng
B. Điều tiết lượng nước và muối hấp thụ.
C. Loại bỏ các chất độc hại và chất dư thừa ra khỏi cơ thể.
D. Tất cả các chức năng trên.
=> Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 6: Để bảo vệ thận cần thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Có chế độ ăn hợp lý, uống đủ nước.
B. Không uống nhiều rượu, bia.
C. Không sử dụng quá nhiều các loại thuốc.
D. Tất cả các biện pháp trên.
=> Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 7: Áp lực cơ bản của niệu quản:
A. Có trị số cao do co cơ tạo ra.
B. Thay đổi theo từng đoạn ống.
C. Có tác dụng đẩy nước tiểu.
D. Có tác dụng giúp chứa đựng nước tiểu.
=> Đáp án đúng là đáp án D
Câu 8: Khi có ADH, phần nước lọc được tái hấp thu nhiều nhất tại nơi nào sau đây của ống thận?
A. Ống gần.
B. Ống góp vỏ.
C. Quai Henle.
D. Ống xa.
=> Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 9: Ở một phụ nữ khả năng thải của thận đối với glucose là 350mg/phút thì lượng glucose thải ra qua nước tiểu là:
A. 0 mg/phút.
B. 50 mg/phút.
C. 220 mg/phút.
D. 225 mg/phút
=> Đáp án đúng là đáp án B
Câu 10: Vai trò của vỏ não trong hoạt động tiểu tiện là gì?
A. Ức chế cơ thắt ngoài bàng quang.
B. Ức chế cơ thắt trong bàng quang.
C. Kích thích cơ thắt ngoài bàng quang.
D. Kích thích cơ thắt trong bàng quang.
=> Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 11: Khi kết thúc bài xuất nước tiểu:
A. Áp lực cơ dentrusor giảm.
B. Cơ thắt trong và ngoài bàng quan co thắt trở lại.
C. Tăng trương lực cơ niệu đạo.
D. Có tác dụng giảm áp lực niệu đạo.
=> Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 12: Qúa tình bài xuất nước tiểu qua niệu đạo, chọn câu sai?
A. Có tác dụng giảm áp lực niệu đạo.
B. Tăng trương lực cơ niệu đạo.
C. Tăng trương lực cơ dentrusor bàng quang.
D. Sóng co thắt bàng quang – niệu đạo tiếp nối nhau.
=> Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 13: Chọn câu sai về tính chất sinh lý của niệu đạo?
A. Tính cảm hứng.
B. Tính co thắt.
C. Tính trương lực.
D. Tính hấp thu.
=> Đáp án đúng là đáp án C.
THAM KHẢO THÊM: