Bánh mì là một món ăn phổ biến trên toàn thế giới nói chung và là tinh hoa ẩm thực của Việt Nam nói riêng. Bánh mì có nguồn gốc từ rất lâu đời. Để tìm hiểu nguồn gốc và xuất xứ của món ăn truyền thống này, mời các bạn cùng tìm đọc bài viết giới thiệu về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn nhé.
Mục lục bài viết
1. Bài viết giới thiệu về lịch sử bánh mì hay nhất:
Bánh mì được bình chọn và tôn vinh là một trong những món ăn đường phố ngon nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, món ăn này cũng vô cùng phổ biến và được ưa chuộng. Mọi người có thể bắt gặp bất cứ một hàng bánh mì nào khắp các nẻo đường nước ta, từ Quốc lộ, trục đường lớn cho đến những con hẻm nhỏ, những ngõ ngách ở thôn quê. Mặc dù vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết về lịch sử của món “sandwich” này.
Bánh mì là một thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc. Khi làm bánh mì, người ta sẽ đổ bột ra trộn với nước, men nở rồi ủ bột và sau đó mang đi nướng. Trong suốt quá trình lịch sử, bánh mì ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo có nguồn gốc lâu đời nhất. Có rất nhiều công thức và nhiều cách kết hợp các loại bột với các nguyên liệu khác nhau để tạo ra một chiếc bánh mì. Từ công thức thủ công đến công thức truyền thống đều được áp dụng linh hoạt để tạo ra một chiếc bánh mì thơm ngon. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và hương vị của bánh mì ở các vùng khác nhau. Bánh mì là một trong những thực phẩm được sản xuất lâu đời nhất.
Theo lịch sử ghi lại, chiết xuất tinh bột từ rễ của cây đuôi mèo và dương xỉ là nguyên liệu chính để làm bánh mì cắt lát nguyên thuỷ. Khoảng TCN, với bình minh của Thời đại đồ đá mới và sự mở rộng của nông nghiệp, các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì đã trở thành thành phần chính của bánh mì. Có nhiều nguồn sách vở cho thấy bánh mì thời gian đầu được lên men từ nấm men. Năm 1961, quy trình làm bánh mì đã được phát triển, con người đã sử dụng các áp lực cơ khí lớn lên bột mì để làm giảm đáng kể thời gian lên men và thời gian thực hiện để tạo ra một ổ bánh mì. Nhờ thế bánh mì có thể được sản xuất với số lượng lớn, trong thời gian nhanh và tiết kiệm chi phí nhất cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra còn có rất nhiều giả thuyết cổ về nguồn gốc của bánh mì bắt nguồn từ La Mã, Hy Lạp, Ai Cập cổ đại,… Dù với bất cứ giả thuyết hay công trình nghiên cứu nào thì cho đến hiện tại lúa mạch và tinh bột từ các cây lương thực vẫn là nguyên liệu chính tạo nên bánh mì. Bánh mì dần du nhập về Việt Nam từ những năm 1859. Cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã đem bánh mì đến gần hơn với người dân. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều người không đồng tình với quan điểm bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi, dùng để ăn cho qua bữa, không đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ nhưng dần dần theo thời gian, bánh mì đã trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Việt. Ổ bánh mì đã được sáng tạo và chế biến thêm nhiều loại nhân thơm ngon như nhân thịt, nhân trứng, nhân chả,… Càng ngày bánh mì càng trở nên quen thuộc và trở thành món ăn bình dân, gần gũi của người Việt Nam.
2. Bài viết giới thiệu về lịch sử của món phở ấn tượng nhất:
Văn hóa ẩm thực luôn là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam ta với vô vàn các món ăn ngon như bánh mì, bún chả, bún thang,… tạo nên sự độc đáo riêng biệt và thu hút. Trong các món ăn dân tộc đó, ta phải đặc biệt kể đến phở. Đây được xem như là món ăn quốc dân của Việt Nam nhưng nguồn gốc chính xác của phở hiện nay vẫn còn đang gây tranh cãi lớn.
Các học giả, các đầu bếp, các chuyên gia ẩm thực cho đến những người sành phở có quan điểm rằng phở có xuất xứ ở miền Bắc vào những năm đầu của thế kỷ 20. Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở tỉnh Nam Định (nằm ở Tây Nam thủ đô Hà Nội). Do có nhiều người Pháp ở trong vùng vào thời điểm đó nên người dân địa phương đã chế biến món ăn này để làm thỏa mãn nhu cầu của cả hai. Nguyên liệu chính vẫn là các nguyên liệu ở địa phương kết hợp thêm một ít thịt bò để tạo nên một món ăn mới giao thoa giữa văn hoá Việt và Pháp. Một giả thuyết khác lại cho rằng bát phở đầu tiên có nguồn gốc ở Vân Cừ – một ngôi làng nghèo thuộc tỉnh Nam Định. Những người dân ở ngôi làng này đã gánh phở bán rong đến tận thủ đô Hà Nội để mưu sinh. Nhìn chung, phở có nguồn gốc từ rất lâu đời và là món ăn phản chiếu rõ nét đời sống của người dân Việt. Đồng thời, chúng ta còn thấy được một nét ẩm thực truyền thống đặc sắc gắn liền với lịch sử dân tộc của Việt Nam.
Lại có một câu chuyện khác về nguồn gốc của những bát phở. Chuyện vào năm 1910, nhiều thanh niên Việt Nam của cả hai miền Nam – Bắc đi lính cho Pháp, trong số đó có một người từng làm phụ bếp cho vị toàn quyền Sài Gòn tên là Huỳnh. Đơn vị ông Huỳnh đóng quân tại Lyon – một thành phố của nước Pháp và tại đây, ông được giữ chức bếp trưởng trong toán lính của người An Nam. Thấy các người lính Việt Nam hay bỏ bữa sáng, ông Huỳnh bèn nghĩ ra một món mới hy vọng anh em binh sĩ An Nam cảm thấy dễ nuốt hơn. Sau khi được sếp Tây đồng ý, ông Huỳnh lấy súp bò tây hầm với các gia vị truyền thống của nước ta như quế, hồi, gừng và nêm thêm với nước mắm, ngò, hành tây cho hợp khẩu vị người Việt Nam. Các sĩ quan Pháp thấy thế cũng ăn thử và khen ngon rồi thắc mắc món này là món gì lạ và ngon như vậy. Nhớ đến mỗi buổi sáng ông hay hô to “Feu-Feu” khi nhóm lửa, ông Huỳnh bèn trả lời: “Thưa sếp đó là món phở Việt Nam đấy”. Phở ra đời năm ấy (năm 1910) và được mọi người yêu thích và lấy tên là“ Feu – Phở” từ đó.
3. Bài viết giới thiệu về lịch sử bánh chưng đạt điểm cao:
Ở Việt Nam nước ta có rất nhiều các món truyền thống, trong đó, không thể không nhắc tới một loại bánh nhằm thể hiện sự biết ơn của con cháu đối với ông cha, với đất trời – đó chính là bánh chưng. Có thể nói, đây không những là loại bánh có lịch sử rất lâu đời trong nền ẩm thực truyền thống tại Việt Nam mà còn là loại bánh được nhắc tới trong sử sách, từ đó, loại bánh này đã giữ một vị trí đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam. Đồng thời cũng nhấn mạnh được tầm quan trọng của những cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước.
Về nguồn gốc của bánh chưng được truyền lại gắn liền với truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu (mẹ chàng mất sớm nên không được ai mách bảo, tuy nhiên, chàng là một người có đức tính mộc hiền lành, mộc mạc và luôn chịu khó) vào đời Hùng Vương thứ 6. Sự tích kể rằng, vào một đêm nọ, chàng nằm mơ và được vị thần mách bảo cách tạo ra bánh chưng bánh dày. Sau khi món bánh này được dâng lên vua cha thì đã được vua cha hết sức khen ngợi và sau đó đã được vua cha tin tưởng truyền ngôi vua lại cho chàng. Và kể từ sự tích đó cho tới nay, bánh chưng được lưu giữ và truyền đạt lại cho những thế hệ sau đó và dần trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam. Cho tới tận hiện nay, việc gói và nấu bánh chưng dần dần trở thành một tập quán, văn hóa sống đối với mỗi người dân Việt Nam. Mọi người nhà nhà làm bánh chưng để dâng lên cúng tổ tiên vào mỗi dịp tết đến xuân về hoặc ngày giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 03 âm lịch), qua đó để thể hiện tấm lòng tôn kính, sự biết ơn đối với những thế hệ đi trước.
Nguyên liệu món bánh chưng khá đơn giản và đều gần gũi đối với mỗi người dân gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được lá dong hoặc lá chuối. Lá thì được lựa chọn những lá lành không được rách, lá càng tươi, gân chắc thì khi gói lại càng đẹp. Còn hạt nếp thì được lựa những hạt tròn đều và chắc. Thịt lợn cũng được lựa chọn thật kỹ nên chọn những miếng ba chỉ để giúp bánh chưng có độ béo phù hợp vì nếu thịt nạc quá sẽ khiến bánh chưng bị khô, còn nếu thịt mỡ quá sẽ khiến bánh ăn nhanh bị ngấy. Đối với quy trình gói bánh đòi hỏi sự khéo léo của người làm bánh. Gấp 4 góc lá lại sau đó cho lớp gạo nếp san đều, tiếp đến là một lớp đậu xanh, rồi một lớp thịt, một lớp đậu xanh và cuối cùng là một lớp gạo nếp san đều và sau đó dùng lạt gói bánh chưng lại. Sau đó, tùy vào lượng bánh để chọn kích thước xoong phù hợp để xếp bánh vào đun trong thời gian 10 đến 12 tiếng. Bánh chưng thể hiện nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam cùng những ý nghĩa thật thiêng liêng biết bao. Do vậy, chúng ta là những thế hệ sau này hãy luôn tiếp tục kế thừa và phát huy, giữ vững truyền thống tốt đẹp này.
THAM KHẢO THÊM: